Cuộc khủng hoảng thiếu khí đốt toàn cầu mới chỉ thực sự bắt đầu

Dù rằng nguồn cung khí đốt cho mùa đông năm nay của châu Âu hiện đã đủ nhưng thực chất khá nhiều trong đó đến từ Nga. Khi nguồn cung Nga không còn, châu Âu và thế giới sẽ vô cùng thiếu khí đốt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chỉ mới cách đây 5 tháng khi nguồn cung khí đốt từ Nga sụt giảm mạnh và các tác động kinh tế lớn dần, Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận một sắc lệnh để giúp các nước thành viên có thể huy động được đủ nguồn cung khí đốt cho mùa đông, theo đó tỷ lệ dự trữ khí đốt phải đạt ít nhất 80% trước thời điểm đầu tháng 11/2022. Cuối cùng, các nước đã dễ dàng hiện thực được mục tiêu nói trên. Tỷ lệ dự trữ hiện tại đã đạt mức 95%, và sẽ có thêm nhiều khí đốt được cập cảng châu Âu trong những ngày tới.

Như vậy rõ ràng châu Âu sẽ có một mùa đông đỡ khắc nghiệt hơn so với dự báo chỉ cách đây vài tháng. Khí đốt tự nhiên giao đến châu Âu vào thời điểm quý 1/2023 sẽ được bán với giá ước tính khoảng 125 euro tức tương đương khoảng 130USD/megawatt giờ, giảm đáng kể so với mức giá 300 euro trong mùa hè năm nay. Giá điện bán buôn tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã giảm xuống chỉ còn bằng khoảng ¼ so với mức đỉnh vào mùa hè năm nay.

Kết quả, nỗi sợ về khả năng kinh tế suy giảm cuối cùng đã không trở thành sự thật. Sản lượng công nghiệp Đức tháng 9/2022 tăng trong tháng 9, thất nghiệp ổn định ở mức khoảng 3%. Ước tính ban đầu về GDP cho khối EU trong quý 3/2022 tăng trưởng 0,2%, tuy nhiên kinh tế đã tránh được kịch abrn suy thoái. Việc làm vẫn tiếp tục tăng trưởng. Doanh số bán lẻ đồng thời tăng, như vậy người tiêu dùng cũng không phải quá sợ hãi. Vậy có phải cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đã kết thúc từ trước khi nó thậm chí vừa bắt đầu.

Câu trả lời là không. Giới chức chính trị châu Âu hiện đang chi tiêu phung phí để có được nguồn cung năng lượng thay thế nhằm bảo vệ cho người tiêu dùng khỏi giá cả hàng hóa tăng quá cao. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năng lượng còn lâu mới qua đi và những căng thẳng trong nội bộ châu Âu liên quan đến việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang lớn dần. Lạm phát leo thang phi mã.

Việc chính phủ nhiều nước châu Âu phải chi tiêu mạnh tay để trợ cấp năng lượng đang tạo ra rất nhiều vấn đề tài khóa. Cuộc chạy đua để giữ ổn định năng lượng đã khiến các chính phủ xao nhãng khỏi mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng. Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu giờ mới chỉ bắt đầu.

Năng lượng hiện đang ở trung tâm của những cơn sóng gió mà châu lục này đối mặt. Dù rằng giá bán buôn khí đốt đã giảm xuống mức 125euro/mwh, trong năm ngoái có lúc xuống dưới mức 20 euro/mwh. Những vấn đề cứ ngày một tệ hại hơn chính là giá điện tăng quá cao trong màu hè vừa rồi, nguyên nhân bởi một số nhà máy điện hạt nhân ở Pháp đóng cửa, mức nước thấp kỷ lục do hạn hán khiến các nhà máy thủy điện khó vận hành. Đồng thời, Nga vẫn bán khí đốt sang một số nước Nam và Đông Âu, trong tuần này, tuy nhiên thậm chí Nga còn đang khiến châu Âu lo sợ bởi lời đe dọa sẽ chặn hoàn toàn nguồn cung.

Trước đây, Nga từng cung cấp ước tính khoảng từ 40 đến 50% tổng lượng khí đốt vào EU. Sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, châu Âu bắt đầu giảm tiếp nhận khí đốt từ Nga dù ở mức độ chậm bởi thực ra cũng chẳng dễ mà có giải pháp nào thay thế. Tuy nhiên Nga đã hành động quyết liệt khi mà từ tháng 6/2022, Nga giảm mạnh nguồn cung và giờ đây chỉ còn cung cấp khoảng 15% khí đốt nhập khẩu vào châu Âu.

Kế hoạch độc lập khí đốt của châu Âu với Nga có 3 giai đoạn chính. Trước tiên, châu Âu huy động càng nhiều càng tốt nguồn cung khí đốt từ các nguồn khác, và cố gắng có đủ nguồn dự trữ trước mùa đông. Để làm vậy, Đức xây dựng nhà máy xử lý khí đốt đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. Ngoài ra, hệ thống đường ống từ Nauy sang Ba Lan và từ Ba Lan sang Slovakia cũng đã được mở để phân phối khí đốt ra khắp khu vực. Ngoài ra, các doanh nghiệp châu Âu cũng cạnh tranh ráo riết với doanh nghiệp châu Á trong việc giành đủ nguồn cung khí đốt cho mùa đông.

Tuy nhiên sẽ chẳng có nguồn cung khí đốt nào mới cho toàn cầu cho đến giữa năm 2024. Như vậy từ năm sau, châu Âu sẽ lại phải tranh giành với châu Á để có được nguồn cung khí đốt cần thiết. Cuộc chạy đua giành khí đốt trên toàn cầu thậm chí sẽ còn nóng hơn khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19. Ngoài ra, thực ra năm nay châu Âu vẫn nhập khá nhiều khí đốt từ châu Âu, năm sau châu Âu sẽ phải thực sự tìm kiếm nguồn cung khác bù đắp cho chỗ này. Chính vì vậy châu Âu và châu Á sẽ phải đối mặt với vấn đề giá khí đốt rất cao trong vòng 18 tháng tới hoặc hơn nữa.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE