Cuộc đua đổ tiền vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tỷ đô: Chưa thấy sự hấp dẫn đặc biệt

Theo chuyên gia, khách du lịch hiện nay quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, nên sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại.
Gs.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Gs.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mới xuất hiện ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây, những dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và phát triển du lịch của các địa phương.

Theo thống kê, hiện nay dọc các bờ biển khắp từ Bắc vào Nam tỉnh nào cũng xuất hiện những dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, sau hàng chục năm khẳng định vị trí và vai trò của các dự án với phát triển du lịch, cuộc đua đổ tiền vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thời gian gần đây càng trở lên rầm rộ hơn với những dự án quy mô từ hàng trăm đến hàng nghìn ha.

Xung quanh sự phát triển của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua, trao đổi tại Hội thảo: “Hấp lực đưa Quy Nhơn thăng hoa thành điểm đến mới của châu Á”, được tổ chức chiều 24/3, Gs. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thời gian qua, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến ngành du lịch bị “nén” lại. Thậm chí, ngay trước dịch, bất động sản du lịch cũng đã bị “tổn thương” do sự chồng chéo, xung đột của các quy định pháp luật.

Đặt vấn đề với các tỉnh miền Trung, nếu không phát triển du lịch nghỉ dưỡng thì phát triển gì cho phù hợp, Gs. Đặng Hùng Võ cho rằng, trừ Đà Nẵng, Nha Trang là những nơi Pháp đã lựa chọn, đầu tư hạ tầng du lịch từ rất lâu còn những khu vực khác của miền Trung thì có thể nói là chưa có gì.

Ông Võ cho biết, tại các địa phương này, một thời gian dài chúng ta tập trung phát triển công nghiệp nặng ở khu Nghi Sơn, Bắc Nghệ, Bình Sơn, Chu Lai, Nhơn Hội… chứ không phải phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án phát triển công nghiệp ở miền Trung là sai lầm. Có lẽ nên lựa chọn miền Trung là nơi bắt đầu của du lịch rồi mới phát triển về công nghiệp sẽ đúng và thuận lợi hơn.

“Câu hỏi đặt ra là, chúng ta phải làm gì để phát triển những địa phương có tiềm năng du lịch, đối với các dải ven biển miền Trung? Lúc này, tôi chỉ suy nghĩ về điều, trước đến nay chúng ta du lịch dựa vào phong cảnh thiên nhiên quá nhiều, đến nay có thể nghĩ đến việc quảng bá văn học, nghệ thuật, đi trước một bước có thể sẽ đẩy mạnh du lịch một cách hiệu quả”, Gs.Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Đề cập đến vấn đề của Bình Định, Quy Nhơn, ông Võ cho rằng, ngoài những điều mọi người vẫn nói về địa phương này là có nhiều cảnh đẹp như ghềnh đá, bãi nhỏ… nhà đầu tư nên tập trung vào văn hóa nhiều hơn.

PGS. TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, y tế… nền kinh tế sẽ được cấu trúc lại. Các sản phẩm mới ra đời thay thế các sản phẩm cũ. Các địa bàn kinh tế mới xuất hiện và được lựa chọn thay thế cho các địa bàn cũ đang phải giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng và tái cấu trúc. Vì vậy, những địa bàn đi sau sẽ có lợi thế trong cuộc phục hồi kinh tế.

“Cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 đã làm cho ngành du lịch phải tái cơ cấu. Và nư vậy, đầu tư bất động sản du lịch cũng phải tái cơ cấu. Như là hệ quả, các địa bàn mới, trong đó có Quy Nhơn (Bình Định) sẽ được lợi thế người đi sau trong tái phục hồi kinh tế du lịch và phát triển bất động sản du lịch trong những năm tới”, PGS. TS. Trần Kim Chung nhận định.

Tham luận tại hội thảo, bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, thời gian tới, Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu do các nước trong khu vực và trên thế giới cũng có những chuẩn bị sẵn sàng thu hút khách du lịch quốc tế quay lại. Theo đó, những điểm đến du lịch đón đầu xu hướng toàn cầu sẽ có cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

Theo bà Bình, khách du lịch hiện nay quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, do đó, sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại.

“Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cân đối quy mô, loại hình phù hợp với tính chất và hoạt động trải nghiệm du lịch. Trong đô thị cần có những quần thể gắn với nhiều tiện ích như vui chơi giải trí, thể thao, spa, tắm khoáng, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, games, giao lưu văn hóa... để tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho du khách”, bà Nguyễn Thanh Bình nhận định.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Chat với BizLIVE