Công nghiệp hỗ trợ èo uột, doanh nghiệp Việt than khó

Sự phát triển èo uột của ngành công nghiệp hỗ trợ thể hiện qua tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%
Tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt 60% và Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%.
Tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt 60% và Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%.

Tại Hội thảo "Tham vấn Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ" do Bộ Công Thương tổ chức hôm 25/9, các nhà hoạch định chính sách thừa nhận công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thời gian qua phát triển èo uột mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp cũng cho biết việc tiếp cận chính sách khó khăn, đồng thời tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài FDI cũng đang gặp trở ngại.

Canon không tìm được ốc vít, băng dính 

Theo đó, sự phát triển èo uột của ngành công nghiệp hỗ trợ thể hiện qua tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt 60% và Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%. 

Ngành công nghiệp ôtô đặt mục tiêu 2010-2020 nội địa hóa 60% nhưng hiện chỉ đạt 7% - 8%. Ngành dệt may có kế hoạch nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2013, ngành này vẫn phải nhập khẩu 99% bông, 60% sợi, 70% vải. 

Ngành cơ khí dự kiến 2020 nội địa hóa 75% nhưng công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản. Ngành điện tử nội địa hóa gần 20% nhưng thực chất chưa có công nghiệp điện tử mà chỉ mới có ngành lắp ráp điện tử.

Sự việc Samsung không tìm được nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam cho 170 linh kiện Galaxy 4S và Tab với những linh kiện nghe đơn giản như sạc pin, tai nghe, sổ hướng dẫn... chưa lắng xuống, đại diện Canon Việt Nam có mặt tại hội thảo, bà Thu Huyền cũng cho biết, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cung cấp được các hộp, bìa carton đóng các sản phẩm máy in của Canon. 

 Các nhà sản xuất Samsung, Canon không tìm thấy những linh kiện đơn giản nhất ở Việt Nam như ốc vít, lò xo, băng dính...

"Canon thường phải nhập từ nước ngoài linh kiện như cán cuộn, linh kiện đai, lò xo, con ốc thậm chí đến băng dính cho các thùng hộp đóng gói sản phẩm", bà Thu Huyền nói. 

Theo bà Thu Huyền, Canon đã tìm kiếm nhiều năm nay nhưng không có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm tòi và nhập thiết bị máy móc công nghệ để sản xuất, đồng thời hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia đình vì vậy công nghệ, chất lượng sản phẩm không thể đáp ứng yêu cầu.

Mới đây, một nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu Mitsubishi (Nhật Bản) cũng cho biết, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất ôtô từ Việt Nam sang Thái Lan khi mức thuế suất các mặt hàng trong khối ASEAN giảm xuống bằng 0%. 

Đồng thời, một nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ phát triển èo uột đã được đề cập đến nhiều và hậu quả hiệu hữu là 1 số doanh nghiệp như Mazda, Ford phải từ bỏ những dự án tỷ đô sản xuất ôtô ở Việt Nam sang các nước lân cận vì không tìm được các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.

Doanh nghiệp Việt làm được nhưng...

Không thừa nhận sự yếu kém trong phát triển công nghiệp phụ trợ, đại diện một số doanh nghiệp sản xuất trong nước cho biết, trên thực tế các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các nước như Mỹ, EU. Điểm quan trọng đối với doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp đặt thứ hạng ưu tiên cho các nhà thầu phụ của họ thay vì cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Cụ thể, ông Mai Văn Đáng, Giám đốc Công ty Mai Văn Đáng (Hòa Xá, Nam Định) cho biết, doanh nghiệp Việt không tham gia vào chuỗi sản xuất của một số doanh nghiệp FDI  nguyên nhân chính là do doanh nghiệp FDI thiếu thiện chí.

Ông Mai Văn Đáng, Giám đốc Công ty Mai Văn Đáng (Hòa Xá, Nam Định)

“Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể cung cấp linh kiện cho họ vì bản thân doanh nghiệp của tôi còn cung cấp được linh kiện xuất khẩu sang các nước EU và một số nước thuộc khu vực ASEAN. Khi làm việc với Honda, phía Honda yêu cầu tôi phải làm việc và cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp cấp dưới”, ông Mai Văn Đáng nói.

Cũng theo ông Mai Văn Đáng, các tổ chức như Jica, Jetro muốn cho 2 doanh nghiệp gặp nhau nhưng sau đó để có thể liên hệ với họ rất khó, hứa hẹn cũng chỉ để đấy.

Điểm chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đề cập đến vấn đề này đều cho biết, những chính sách ưu tiên, ưu đãi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ mặc dù đã được tính đến từ năm 2007, tức là cách đây 7 năm và đặt ra những mục tiêu rất lớn song không thành hiện thực do doanh nghiệp vẫn khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, sử dụng đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Theo đó, ông Trần Anh Vương, Công ty Bắc Việt, doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho Canon và Samsung cho biết, Bắc Việt đã làm công nghiệp hỗ trợ 4-5 năm qua nhưng không được hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất lên tới 24%.

"Đây là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng này. Do vậy, cần xem xét chính sách hỗ trợ vốn, thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Trần Anh Vương nói.

Liên quan đến nguồn vốn cho doanh nghiệp, Nghị định lần này cũng đề xuất việc áp dụng thí điểm đến năm 2020, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư từ Quỹ đầu tư công nghiệp hỗ trợ với lãi suất không quá 80% lãi suất vay thương mại, và thời gian vay lên đến 10 năm; và có thể được Qũy tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét bảo lãnh.

Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, nên ủy thác cho ngân hàng thương mại cho vay với chính sách thẩm định dự án và bù lãi suất là tốt nhất.

“Một số chương trình trước đây về công nghiệp hỗ trợ và cơ khí trọng điểm thông qua các ngân hàng Phát triển Việt Nam, doanh nghiệp tiếp cận rất khó”, ông Trần Bá Dương nói.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE