Cơ quan của Quốc hội “thúc” giải pháp giữ chân nhân lực y tế

Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Bộ Y tế tham mưu Chính phủ giải pháp khắc phục tình trạng viên chức y tế bỏ việc hoặc thôi việc, đề xuất giải pháp thu hút và giữ chân nhân lực y tế công tác tại y tế cơ sở, y tế dự phòng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội một số ý kiến về lĩnh vực Ủy ban phụ trách, trong đó có lĩnh vực y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ nhân.

Theo Ủy ban, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế tiếp tục được hoàn thiện, nhiều quy định áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã phát huy được hiệu quả như việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, có khá nhiều vấn đề cần quan tâm ở lĩnh vực này. Như, theo báo cáo từ Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm, có tổng số 4.162 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, lũy kế từ đầu năm 2021 đến 30/6/2022 là 9.467 người.

Như vậy, số lượng viên chức y tế thôi việc hoặc bỏ việc chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 gần bằng cả năm 2021.

Báo cáo nêu rõ, Ủy ban Xã hội đồng tình với những nguyên nhân mà Bộ Y tế đã chỉ ra, trong đó có nguyên nhân là lương, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức y tế chưa tương xứng với trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, nhất là tại cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở; chưa thực hiện đúng quan điểm được chỉ ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và cho rằng, cần đánh giá kỹ từng nguyên nhân làm căn cứ đưa ra được giải pháp trúng và đúng, có cơ chế, chính sách, đãi ngộ tạo động lực cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, cần làm rõ số lượng viên chức y tế chuyển sang công việc khác, số lượng chuyển sang y tế tư nhân; đánh giá sâu sắc, toàn diện vấn đề này và đặt trong bối cảnh trước, trong khi dịch bùng phát.

Cũng cần được quan tâm, theo cơ quan của Quốc hội là tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại nhiều địa phương, ảnh hưởng rất lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh: 28/34 địa phương, 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc; 26/34 địa phương và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất; 14/34 địa phương và 08/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế.

Năm 2023, nguy cơ thiếu thuốc khi hơn 13.000 thuốc sẽ hết hiệu lực đăng ký lưu hành, sẽ ảnh hưởng lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh nói chung, cơ quan của Quốc hội cảnh báo.

Nguyên nhân chủ yếu của việc này, theo Ủy ban là do hành lang pháp lý về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế còn chưa hoàn thiện, gây nhiều cách hiểu khác nhau khi triển khai thực hiện. Việc xử lý vi phạm của một bộ phận công chức, viên chức y tế đã tạo ra tâm lý e ngại, sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, không dám mua sắm của các địa phương, đơn vị; cùng đó còn có khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại Luật Dược năm 2016.

Ủy ban Xã hội còn nhấn mạnh, một số vấn đề tồn tại từ lâu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, giải quyết triệt để như quá tải bệnh viện; lương, phụ cấp còn thấp; vướng mắc trong cơ chế tự chủ tài chính, giá dịch vụ y tế, xã hội hóa dịch vụ y tế tại bệnh viên công...

Cơ quan của Quốc hội đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực y tế không còn phù hợp với thực tế, gây khó thực thi, nghiên cứu phương pháp, lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp nhằm khắc phục bất cập về thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện công, cơ chế xã hội hóa, liên doanh, liên kết, thuê tài sản đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế.

Tham mưu Chính phủ giải pháp khắc phục tình trạng viên chức y tế bỏ việc hoặc thôi việc, đề xuất giải pháp thu hút và giữ chân nhân lực y tế công tác tại y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đề xuất cơ chế tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu; tiếp tục nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo nhu cầu của người dân.

Loay hoay thiếu thuốc đã 8 tháng rồi…

Theo nghị trình, sáng 24/10 Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Đây được coi là cơ hội để giải quyết những khó khăn của ngành y.

Nhưng, ngày 22/10 khi thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội, một số vị đại biểu cho rằng cần những giải pháp cấp bách hơn chứ không thể chờ đến khi Luật có hiệu lực.

Đại biểu Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, từ lúc có ý kiến nói lên việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đến nay hơn 8 tháng. Chính phủ rồi các bộ ngành họp rất nhiều nhưng đến giờ chưa có thay đổi nào về chính sách. Nhân viên y tế các bệnh viện đang loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng.

Bởi vậy, hiện giờ nhân viên y tế, thời gian làm chuyên môn giảm đi rất nhiều mà tập trung vào mua sắm đấu thầu, nên gặp rất nhiều khó khăn.

Vị đại biểu - bác sỹ này nhấn mạnh, hiện tại bao nhiêu khó khăn đổ hết lên đầu bệnh nhân nghèo. Người bệnh có tiền thì ra bệnh viện tư, nhưng thực tế là giá dịch vụ ở đây cao hơn bệnh viện công nên không phù hợp với người nghèo. Chưa kể với làn sóng chuyển việc hiện nay thì người nghèo vào bệnh viện công trong khi bác sĩ giỏi, tinh hoa đã ra khu vực tư nhân.

Đại biểu đề nghị trong giai đoạn vô cùng cấp bách này cần một nghị quyết giải quyết tức thì vấn đề của ngành y tế trong thời gian chờ sửa đổi luật khác có liên quan.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE