Cơ quan chuyên trách của Quốc hội nói gì về công tác thực hiện thu, chi NSNN của Chính phủ?

Ủy ban chuyên trách của Quốc hội chỉ ra 5 vấn đề cần lưu ý, khắc phục trong công tác thu NSNN cùng 3 điểm hạn chế, bất cập trong hoạt động chi NSNN ở năm 2021...
Toàn cảnh phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Toàn cảnh phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như đã thông tin, ngày 11/5, tại phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp và cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2022.

Tại báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2021, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2022 do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ thực hiện, trình Quốc hội, nhiều chỉ tiêu trong kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 2021 khả quan hơn so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10, 11/2021).

Theo đó, tổng thu NSNN thực hiện năm 2021 thực hiện đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, vượt 225,1 nghìn tỷ đồng (+16,8%) so với dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng với số báo cáo Quốc hội. Đồng thời, ước tổng chi NSNN thực hiện là 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán, tăng 145,7 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.

Về kết quả thực hiện NSNN năm 2021, tại báo cáo tóm tắt thẩm tra về nội dung liên quan của Ủy ban Tài chính - Ngân sách (Ủy ban), bên cạnh những kết quả đạt được - cơ quan chuyên môn của Quốc hội cũng đã chỉ ra nhiều điểm còn hạn chế, cần lưu ý, đề nghị Chính phủ khắc phục.

5 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý, KHẮC PHỤC TRONG NHIỆM VỤ THU NSNN

Đầu tiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá công tác dự báo kết quả thu NSNN năm 2021 phục vụ việc lập dự toán NSNN năm 2022 chưa sát thực tiễn.

Theo đó, nhiều khoản thu tăng rất cao so với dự toán. Nhiều khoản thu chưa được dự toán. Đồng thời hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) vượt dự toán ở mức cao.

Vì vậy, Ủy ban đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao năng lực phân tích, dự báo các nguồn thu để tạo cơ sở vững chắc trong việc xây dựng dự toán thu NSNN những năm tiếp theo.

Thứ hai, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận định một số khoản thu mặc dù tăng khá lớn nhưng chưa thật sự bền vững.

Thường trực Ủy ban cho rằng, việc tăng thu từ dầu thô do cả yếu tố tăng giá và tăng sản lượng khai thác.

Vì vậy, cơ quan này đề nghị Chính phủ chú trọng công tác dự báo, đồng thời báo cáo tổng thể về quy mô các mỏ khai thác, trữ lượng, phương án dự kiến mở rộng để xây dựng kế hoạch khai thác tổng thể, hợp lý, mang tầm nhìn dài hạn, tránh bị động trong quản lý, điều hành khi nguồn dầu thô sụt giảm.

Cùng với đó, thu tiền sử dụng đất có mức tăng lớn so với dự toán (tăng 74.081 tỷ đồng). Theo Ủy ban, đây là khoản thu không ổn định, không bền vững cho cân đối ngân sách địa phương.

Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác hợp lý, thận trọng, có lộ trình phù hợp, bảo đảm khai thác hiệu quả, lâu dài tài nguyên đất.

Đặc biệt, Chính phủ cần có biện pháp kiểm soát để tránh tình trạng tăng nóng trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, cần xây dựng dự toán sát hơn để điều hành NSNN chủ động, hiệu quả.

Thứ ba, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách chính sách hoàn thuế từ nguồn NSTW còn bất cập.

Theo đó, số hoàn thuế GTGT cao hơn 17,8% so với dự toán và cao hơn số báo cáo Quốc hội khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng. Việc hoàn thuế GTGT cao trong thời gian qua làm giảm nguồn thu NSTW, vì thuế GTGT là khoản thu phân chia, nhưng nguồn hoàn thuế lại được cân đối từ NSTW cho thấy bất hợp lý về hạch toán số hoàn thuế GTGT.

Vì vậy, Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất phương án sửa đổi quy định pháp luật để khắc phục sự bất hợp lý trên.

Thứ , Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng công tác quản lý thu ngân sách còn hạn chế. Nợ thuế của doanh nghiệp vẫn có xu hướng tăng.

Thường trực Ủy ban cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cơ quan thuế đã tăng cường triển khai các giải pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế để bảo đảm thực hiện nghiêm pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, tình trạng thất thu thuế do buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá trên một số lĩnh vực vẫn còn biểu hiện phức tạp, kéo dài nhưng chậm khắc phục; việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số còn nhiều bất cập.

Thứ năm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đạt yêu cầu, còn nhiều khó khăn. Tình hình thực hiện thu từ nguồn cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp mặc dù tăng so với số đã báo cáo Quốc hội song vẫn đạt rất thấp so với dự toán.

Theo Ủy ban, điều này cho thấy, chính sách tháo gỡ, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn hạn chế, tổ chức thực hiện chưa quyết liệt.

3 ĐIỂM HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC CHI NSNN

Về thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2021, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên cũng chỉ ra một số điểm cần lưu ý, bất cập cần khắc phục trong công tác này.

Thứ nhất, theo Ủy ban, về chi đầu tư, ước thực hiện giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, bên cạnh số vốn trong nước giải ngân khá tốt thì việc giải ngân vốn ngoài nước tiếp tục đạt thấp và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, chậm được khắc phục.

Việc giải ngân chậm nguồn vốn ngoài nước vẫn phát sinh phí quản lý, làm phát sinh khoản chi NSNN không cần thiết, gây lãng phí, kém hiệu quả. Một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp so với dự toán.

Vì vậy, Ủy ban đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nguyên nhân, trách nhiệm, có giải pháp tháo gỡ, khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh ưu tiên tăng cường bố trí vốn, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển để tạo đà cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.

Thêm vào đó, thường trực Ủy ban cũng nhận thấy, số chuyển nguồn qua các năm còn khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn.

Do đó, Ủy ban đã đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể về số chuyển nguồn để có thêm căn cứ trong xây dựng dự toán cũng như có giải pháp khắc phục. Đồng thời, rà soát lại các quy định của pháp luật về các trường hợp được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm.

Thứ hai, mặc dù tổng chi thường xuyên tăng 1,7% so với dự toán nhưng chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề và chi khoa học công nghệ lại không đạt dự toán được giao.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng phân bổ chậm hoặc phân bổ không đúng đối tượng, theo đó phải thực hiện cắt, giảm chi thường xuyên do không có khả năng thực hiện. Điều này cho thấy sự còn bất cập trong lập dự toán.

Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ trong thời gian tới tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành địa phương thực hiện đúng quy định trong quản lý, tăng cường chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính trong chi NSNN, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã ban hành.

Thứ ba, về chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19, một số chính sách được Quốc hội ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá công tác quản lý, sử dụng nguồn lực còn nhiều bất cập, còn tình trạng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong việc quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ; đấu thầu, mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công liên quan đến công tác phòng chống dịch, gây bức xúc, ảnh hưởng đến lòng tin trong nhân dân.

Vì thế, mặc dù một số trường hợp đã bị xử lý, song chưa đánh giá cụ thể những thất thoát, lãng phí đã xảy ra.

Cùng với đó, tình trạng ách tắc trong việc mua sắm trang thiết bị y tế chưa được tháo gỡ kịp thời đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Theo Ủy ban, báo cáo của Chính phủ về chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19 mới chỉ liệt kê những chính sách đã ban hành và các khoản chi, chưa đánh giá hiệu quả của NSNN chi cho công tác này.

Vì vậy cơ quan chuyên trách của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ cần báo cáo kỹ hơn nội dung này, làm rõ tổng mức NSNN bố trí cho công tác phòng dịch, những chính sách chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa đầy đủ.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE