Chứng khoán 22/8

Cổ phiếu lớn chưa sẵn sàng buông chỉ số

Trên đà điều chỉnh của phiên sáng, VN-Index đã có lúc để thủng 1.260 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực cân điểm của các mã lớn vẫn xuất hiện để chỉ số hạ độ cao một cách từ tốn.
VN-Index phiên 22/8
VN-Index phiên 22/8

Ngoài việc nội tại thị trường cần phải điều chỉnh thì tâm lý chung của các thị trường khu vực cũng đang phản ánh sự đồng thuận. Các chỉ số chứng khoán châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ cũng đều giảm trên 1%.

Vì vậy, nếu xét về biên độ thị trường Việt Nam đã làm tốt hơn khi chốt phiên chỉ giảm 0,69% xuống 1.260,43 điểm.

Thực tế, đã có thời điểm trong phiên chiều, chỉ số còn xuống hơn do tiếp nối của nhịp giật cuối phiên sáng. Mức thấp nhất ghi nhận được của chỉ số là 1.255 điểm.

Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn vẫn chưa sẵn sàng để buông chỉ số nên tới cuối phiên VN-Index lại được kéo ngay lên 1.260,43 điểm. Đó là BVH (+2,2%), SSB (+4%), REE (+1,84%) đã có những động thái ngoi lên hỗ trợ.

Cũng phải kể đến VHM (-1,16%) khi bất ngờ ngoi lên sau 14h. Tuy nhiên, diễn biến đảo chiều về cuối phiên của cổ phiếu này đã không phản ánh được vào thành quả của chỉ số.

Biến động của VHM sẽ đặt ra 2 câu hỏi trái ngược cho nhà đầu tư. Thứ nhất, đây có phải là động thái kéo trụ để bán ra các cổ phiếu khác? Thứ hai, liệu VHM có đang cố gắng giúp giảm tốc độ điều chỉnh?

Để trả lời được 2 câu hỏi, nhà đầu tư vẫn buộc phải theo dõi tiếp các diễn biến trong tuần này. Còn trước mắt, các cổ phiếu vẫn duy trì cách phản ứng trái chiều nhau.

Nhóm Bất động sản ghi nhận một loạt mã giảm sâu như DIG (-6,3%), VPH (-6,2%), SCR (-4,5%), LDG (-4,1%), VCG (-4,1%), DPG (-3,9%). Nhóm Cảng biển là trường hợp của HAH (-4,4%).

Trong khi đó nhóm Bán lẻ, Nông nghiệp, Khu công nghiệp lại phân hóa khi vẫn duy trì những mã tăng cá biệt như BCM (+7%), HAG (+6,44%), MWG (+3,74%), FRT (+2,8%), PET (+4,47%)...

Tổng cộng toàn HOSE ghi nhận 62% mã giảm so với 24,8% và 13,2% mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản của sàn đạt giá trị 14.839 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,08% xuống 294,73 điểm với giá trị giao dịch sàn là 2.163 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index giảm 0,59% xuống 92,22 điểm. Giá trị của UPCoM là 724 tỷ đồng.

*****

Quy mô điều chỉnh của thị trường sáng nay là khá rộng. Tính đến cuối phiên sáng, đang có tổng khoảng 65% số mã trên HOSE ghi nhận sắc đỏ. Chỉ số sau 2 lần cố gắng ngoi lên không thành công đang bị ép giảm trở lại.

So sánh với các nhịp giảm đầu phiên, đây là nhịp giảm mạnh nhất của chỉ số. Tuy nhiên, biên độ thực tế vẫn chưa đáng kể khi mới chỉ mất 5,75 điểm xuống 1.263,43 điểm (-0,45%).

Các trụ của thị trường như VHM (-1,5%), VIC (-1,2%), BID (-1,5%), VCB (-0,6%) chưa phát thêm tín hiệu mới. Thay vào đó là diễn biến giảm đồng loạt của các cổ phiếu lớn khác. Tổng cộng, rổ VN3, hiện đang có 24/30 mã giảm.

Các mã Midcap và Penny vẫn có sự nhạy cảm hơn với các trường hợp của DIG (-4,67%), HAH (-3,65%), DXG (-3,28%), VPH (-3,7%), VCG (-3,1%) có biên độ trên 3%. Dù vậy, số đông vẫn đang có biên độ ở dưới mức này, chủ yếu giảm 1-2%.

Nhìn chung, thị trường đang điều chỉnh khá lành mạnh và lại có sự đi kèm của thanh khoản. Giá trị giao dịch của phiên sáng đang là 8.245 tỷ đồng, tăng hơn 2.100 tỷ đồng so với thứ Sáu.

Sàn HNX mới đang là nơi cho thấy dòng tiền đang bán ra một cách triệt để hơn. LHC, CEO, NDN, L14 đang giảm trên 3% trong khi SHS vẫn giảm trên 6%. Chỉ số HNX-Index mất 1,01% xuống 294,94 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đang là 1.232 tỷ đồng.

*****

VN-Index đã có những diễn biến đi ngược tâm lý chốt lời của số đông nhà đầu tư trên thị trường trong ít nhất 2 tuần trở lại đây. Các cổ phiếu lớn luôn có những động thái kéo lên nhưng sẽ tới thời điểm lực kéo bị suy yếu.

Khả năng điều chỉnh đã được nhiều CTCK đề cập tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng khi cả 2 chiều đều đã sẵn sàng thì việc giảm giá sẽ có thể diễn ra mạnh.

Thực tế, VN-Index đã giảm ngay trong đầu phiên sáng nay nhưng lực bán không quá mạnh và cũng khiến cho chỉ số văng khỏi mốc 1.260 điểm. Mức thấp nhất ghi nhận được mới chỉ là 1.263 điểm.

Các mã gây ra áp lực cho thị trường nhất chỉ là VRE (-2,4%), HDB (-2,3%), PDR (-1,9%), GVR (-1,2%), KDH (-1,2%), VHM (-1,2%) thực tế giảm trong biên độ không lớn.

Ở chiều ngược lại, MWG (+3,9%), BVH (+1,8%), MBB (+1,3%) đang cân đối lại phần nào áp lực. Cùng với đó là một gương mặt ngoài VN30 là BCM (+7%) đang tham gia rất nhiệt tình.

Dòng tiền đúng là đã chốt lời nhưng cũng đang bị sức hút của các mã như MWG, HAG (+5,58%), BCM khiến cho ý tưởng rút lui khó thực hiện hơn.

So với phiên cuối tuần trước, giá trị giao dịch còn đang có sự cải thiện. Tại thời điểm 10h30, đã đạt 5.400 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với cùng thời điểm phiên ngày thứ Sáu.

Trên HNX, cổ phiếu SHS (-6,1%) đang giảm mạnh do việc bị HOSE công bố cắt margin do báo cáo soát xét 6 tháng chuyển từ lãi sang lỗ. Các mã Bất động sản tại sàn như NDN (-4,5%), L14 (-3,5%), CEO (-2%) cũng giảm khá mạnh khiến chỉ số đang tuột mốc 300 điểm.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Chat với BizLIVE