Chứng khoán 14/7

Cổ phiếu Chứng khoán đồng loạt tăng mạnh sau khi VSD chốt thời điểm áp dụng T+2

Nhóm Chứng khoán không phải là ngành duy nhất có kết quả giao dịch khả quan trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, hiệu ứng từ thông tin áp dụng T+2 cuối tháng 8 đã giúp cả nhóm có sức tăng nổi trội.
Diễn biến giao dịch phiên 14/7
Diễn biến giao dịch phiên 14/7

Cuối phiên sáng nay, cả nhóm Chứng khoán giao dịch khá lừng khừng và không phải là những cổ phiếu có đà tăng nổi trội. Đã có lúc, nhà đầu tư còn khá hoài nghi về hiệu quả của thông tin VSD sẽ áp dụng T+2 vào cuối tháng 8 bởi nhiều CTCK sẽ có kết quả kinh doanh kém tích cực do thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh trong quý 2/2022.

Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, nhóm Chứng khoán đã có màn tăng tốc ở hàng loạt cổ phiếu như HCM, VCI, CTS, AGR, FTS, BMS,VND, ORS, BSI, VIX đều trên 5%. FTS, AGR, HCM, VCI, CTS thậm chí còn tăng trần khi hết phiên.

Giá trị giao dịch của các mã VND, SSI (+3,9%) cũng nhảy vọt lên lần lượt 494 tỷ đồng và 580 tỷ đồng trong khi HCM, VCI đều giao dịch trên 200 tỷ đồng.

Với kết quả giao dịch trên, nhóm Chứng khoán là nhóm nổi bật nhất nhưng không phải là duy nhất bởi các cổ phiếu Bất động sản, Khu Công nghiệp, Dầu khí, Hóa chất cũng đều có sự tăng tốc khá tốt với TDC (+5,2%), KDH (+4,1%), CII (+3,2%), GEX (+3,1%), BCM (+4,3%), GVR (+2,4%), PVD (+2,4%), PSH (+1,8%), DCM (+6,9%), DPM (+6,4%), BFC (+4,8%).

Sự xuất hiện của BCM và GVR ngoài tiếp ứng cho chỉ số thì còn tiếp tục thắp sáng hy vọng cho cả nhóm Khu Công nghiệp. Dòng tiền tham gia vào nhóm này trong phiên ngày 12/7 đã tỏ rất hào hứng kéo nhiều mã có thanh khoản đột biến.

Nhờ có nhiều nhóm ngành tích cực, sắc xanh đã lật ngược cục diện phiên sáng và mở rộng lên gần 2 lần, đạt 48% mã trên HOSE. Tỷ trọng các mã giảm chỉ còn là 36% với biên độ hầu như không đáng kể.

Một yếu tố khác giúp thị trường có kết quả thuận lợi hơn trong phiên chiều là khối ngoại cũng chuyển sang mua ròng với giá trị gần 150 tỷ đồng. Sự đảo chiều xuất hiện từ sau 14h và cũng trùng hợp với nhịp tăng tốc mạnh nhất của VN-Index trong cả phiên.

Chốt phiên, chỉ số tăng 0,7% lên 1.182,17 điểm. Thanh khoản đạt 534,74 triệu đơn vị, tương đương 10.967 tỷ đồng.

HNX-Index cũng tăng 1,2% lên 284,75 điểm, giao dịch đạt 1.503 tỷ đồng. Còn UPCoM tăng 0,11% lên 87,19 điểm với giá trị đạt 572 tỷ đồng.

****

Phe bán đã không cho thấy sự quyết liệt cần phải có sau khi có thêm thông tin bất lợi. Các cổ phiếu trên HOSE dù đang bị sắc đỏ phủ tới 62% nhưng biên độ vẫn hẹp, chủ yếu dưới 2% như SSI (-1,21%), VND (-1,62%), STB (-0,43%), POW (-0,4%), VCG (-0,26%), AAA (-0,83%), HBC (-0,52%), GMD (-1,01%), FCN (-1,04%), PC1 (-1,14%), REE (-1,3%)…

Thậm chí, trong 3 lần bị ép về 1.170 điểm, lực mua tham gia còn khá tốt để giúp chỉ số đều nảy lên. Có lẽ, nhà đầu tư đang áp dụng chiến lược mua vào trong nhịp rung lắc theo quan điểm của khá nhiều CTCK đã đưa ra.

Nếu có cú ép mạnh hơn, lực mua có khả năng sẽ còn mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi phải có một nhân tố tiêu cực ở nhóm Bluechips và điều kiện này vẫn chưa được đáp ứng khi MWG (-1,9%), VRE (-1,1%), SSI (-1,2%), HPG (-0,7%), VIC (-0,1%), VHM (-0,17%) đều vẫn đang được kiềm chế trong khi VIC và VHM còn được tiền lớn chủ động kéo về sát tham chiếu.

Trong khi đó, khối ngoại cũng gần như chững lại hoạt động bán ra sau 2 phiên rút hơn 800 tỷ đồng. Giá trị bán ròng tới cuối phiên sáng chỉ là 3 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index tạm dừng giao dịch tại 1.173,14 điểm (-0,07%). Giá trị giao dịch của toàn sàn đạt 5.417 tỷ đồng trong đó có gần 5.000 tỷ đồng từ khớp lệnh.

Còn HNX-Index tăng 0,21% lên 281,96 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đạt 756 tỷ đồng.

****

Dòng tiền nội hôm qua đã phải nhượng bộ trước áp lực bán ròng của khối ngoại. Rung lắc đến vào phiên chiều sau khi có lượng tiền đổ vào khởi sắc trong phiên sáng.

Yếu tố tỷ giá đang là nguyên nhân chính khiến cho khối ngoại liên tục có những phiên bán mạnh trong khi tình hình CPI của Mỹ lại là nguyên nhân khiến cho tâm lý của nhà đầu tư nội có phần bị chững lại.

Sang đến sáng nay, khi số liệu CPI tháng 6 của Mỹ đã được công bố lên tới 9,1%, thị trường chứng khoán thế giới cũng đã ghi nhận những chuyển động không hề tiêu cực. Các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan thực tế còn đang tăng nhẹ nên có thể đánh giá rằng tác động của thông tin trên chưa gây ra những hành động hoảng loạn.

VN-Index vẫn chỉ nối tiếp những chuyển động rung lắc từ phiên chiều qua. Chỉ số bị đạp xuống ngay đầu phiên về gần 1.170 điểm nhưng cũng dễ dàng bật lên lúc sát 10h. Sau đó, rung lắc lần thứ 2 lại xuất hiện nhưng vẫn chưa khiến VN-Index bị thủng 1.170 điểm. Tại thời điểm 10h30, VN-Index giao dịch tại 1.173 điểm.

Một số mã gây áp lực như MWG (-1,6%), VIC (-1,3%), VRE (-1,1%), VHM (-1,5%) mới chỉ đang giảm hơn 1% trong khi đó, chiều ngược lại, GAS (+1,8%), GVR (+1,3%), MSN (+1%) đang hấp thụ bớt tác động.

Độ rộng của sàn đang bị sắc đỏ lấn lướt ở 54% các mã nhưng thực tế các cổ phiếu cũng chủ yếu giảm nhẹ. Một số mã như DBC (-6,14%), HAG (-3,2%), ITA (-5,45%) được phép giảm mạnh hơn do chuỗi vận động tăng giá đã diễn ra khá dài trong các phiên gần đây.

Cổ phiếu HNG vẫn đang có phiên tăng giá thứ 6 liên tiếp với biên độ lên tới hơn 5%. Cùng với đó, tín hiệu của nhóm Bất động sản đã được phát lại với một số mã như VPH (+7%), CII (+2,4%), DIG (+2,5%), DXG (+1,2%), NLG (+1,6%), TDC (+1,2%), GEX (+1%).

Với HNX, tâm lý chuyển dịch sang các cổ phiếu Midcap và Penny đang là lợi thế cho những chuyển động gần đây của chỉ số. Các mã HUT (+4,04%), IDC (+1,58%), SHS (+1,4%), PVS (+1,3%), CEO (+1,04%) đều đang có được sắc xanh trong khi NVB (+1%), VCS (0%) cũng không có những động thái gây nhiễu. HNX-Index tới 10h30 đã tăng lên 282 điểm.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

VNDIRECT cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật ngày 24/3 và đã được khắc phục, đang trong quá trình kết nối trở lại tuy nhiên quá trình hồi phục dự kiến mất thời gian.

Chat với BizLIVE