Cơ hội nào cho bao bì thân thiện môi trường?

Sự thay đổi nhận thức của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng về sử dụng bao bì thân thiện với môi trường đang tạo cơ hội rộng mở cho ngành bao bì phát triển.
Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng bao bì thân thiện với môi trường có nhiều cơ hội rộng mở trong thời gian tới (Ảnh: sản xuất bao bì tại công ty Bao Bì Thuận Đức, Hưng Yên)
Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng bao bì thân thiện với môi trường có nhiều cơ hội rộng mở trong thời gian tới (Ảnh: sản xuất bao bì tại công ty Bao Bì Thuận Đức, Hưng Yên)

Theo các chuyên gia kinh tế, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, cộng với những tác động tiêu cực của xung đột vũ trang, biến động thị trường thế giới, lạm phát kéo dài,… nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhu cầu mua hàng hoá tiêu dùng tăng trở lại cũng sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng tốt cho ngành bao bì trong thời gian tới.

Theo công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), có ba yếu tố chính cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành này. Đó là lợi thế chủ động nguyên liệu đầu vào, tự cung ứng phần lớn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bao bì của doanh nghiệp; công nghệ sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP tái sinh - tái chế có nguồn cung trong nước dồi dào, chi phí nguyên liệu ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá hạt nhựa trên thị trường thế giới; Nhiều doanh nghiệp có chiến lược quản trị tốt, nhập khẩu với số lượng lớn nên chi phí nhập khẩu tương đối tốt.

Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP… được ký kết và đi vào hiệu lực sẽ tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến. Nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới rất lớn như giấy bao bì cao cấp cũng mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì của Việt Nam.

Ông Bùi Quang Sỹ, Tổng Giám đốc Công ty CP Thuận Đức cho rằng, bao bì thân thiện với môi trường sẽ “lên ngôi” cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lối sống “xanh”. Trước tác động của biến đổi khí hậu, người tiêu dùng đang đặt nhiều quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường trong sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều hơn đến bao bì giấy, các chất liệu có thể tái chế và an toàn với môi trường xung quanh khi phân huỷ. Do đó, doanh thu của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại đều ở mức dương so với cùng kỳ năm trước.

Khảo sát mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với bao bì khi lựa chọn sản phẩm. Nguồn: Vietnam Report

Khảo sát mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với bao bì khi lựa chọn sản phẩm. Nguồn: Vietnam Report

Đánh giá về triển vọng ngành trong những tháng cuối năm 2022, theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp tỏ ra rất lạc quan. Thêm vào đó, với đà phục hồi tích cực và tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%, năm 2022 dự kiến đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra (6 - 6,5%); CPI bình quân cả năm ước khoảng 4%; Mặt bằng giá trong nước nhìn chung được kiểm soát; Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tất cả là điều kiện tốt để công nghiệp bao bì phục hồi phát triển.

Khảo sát mới nhất của Vietnam Report cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp trong ngành bao bì đã đạt doanh thu trên 80% mức trước đại dịch, trong đó có gần 30% doanh nghiệp đã vượt mức trước đại dịch. Tăng trưởng bình quân của ngành bao bì được dự báo trên 13%/năm, trong đó bao bì đóng gói cho ngành thực phẩm luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15-20%; riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%.

Thị trường bao bì giấy Việt Nam dự kiến đạt sẽ đạt trên 3,1 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ CAGR là 7,5% giai đoạn 2021-2027.

Ngoài ra, mua sắm trực tuyến gia tăng cũng đang tạo ra và mở rộng các hướng đi mới về nhu cầu đóng gói, đặc biệt là đối với bao bì bảo vệ và vận chuyển bền vững. Thương mại điện tử sẽ thay đổi cách thiết kế bao bì cho phù hợp với từng sản phẩm để đạt hiệu quả trong chuỗi cung ứng và để mở hộp tại nhà, thay vì để xuất hiện trên các kệ bán lẻ.

Trong vài năm tới, bao bì đóng gói sẵn sàng cho tàu biển có thể sẽ trở thành bắt buộc đối với các nhãn hàng để quản lý áp lực chi phí và tính bền vững. Đồng thời, ngành công nghiệp bao bì đang áp dụng các giải pháp thông minh, hướng tới thân thiện hơn với người tiêu dùng, như: internet bao bì, bao bì phân hủy sinh học, bao bì in kỹ thuật số, bao bì tự động hóa đóng gói, bao bì hoạt hóa, bao bì theo yêu cầu, bao bì có thể tái chế, bao bì ăn được, bao bì in 3D, bao bì công nghệ nano...

Xu hướng sử dụng các sản phẩm vi sinh phân huỷ hoàn toàn thân thiện với môi trường làm từ bột ngô, bột gạo, ống hút làm từ cỏ, tre, giấy... góp phần giảm rác thải nhựa. Ảnh: Đỗ Hòa

Xu hướng sử dụng các sản phẩm vi sinh phân huỷ hoàn toàn thân thiện với môi trường làm từ bột ngô, bột gạo, ống hút làm từ cỏ, tre, giấy... góp phần giảm rác thải nhựa. Ảnh: Đỗ Hòa

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực là một lực đẩy quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là ngành thực phẩm chuyển sang sử dụng bao bì giấy. Bởi lẽ, từ năm nay, các nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm/hàng hóa sẽ có trách nhiệm đóng góp tài chính vào quỹ Bảo vệ môi trường nhằm mục đích để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.

Do đó, để có thể tận dụng các cơ hội trước mắt, thiết nghĩ doanh nghiệp bao bì cần nhanh chóng đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, số hóa, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ ở nhiều phân khúc bao bì thuận lợi. Đồng thời, có phương án phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã của bao bì, bảo quản tốt, tiện lợi, thông minh hơn và truy xuất được nguồn gốc rõ ràng, có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường theo mục tiêu chung của Chính phủ đề ra tại COP27.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE