CNBC phân tích về cách mà Trung Quốc có thể “giúp” kinh tế Nga và hậu quả liên quan

Trung Quốc có thể giúp bù đắp phần nào lỗ hổng mà phương Tây đã tạo ra với kinh tế Nga. Thế nhưng việc Trung Quốc có làm hay không và hậu quả như thế nào lại là câu chuyện khác.
Ảnh: FairPlanet
Ảnh: FairPlanet

Các quy định trừng phạt, đóng băng tài sản và loạt doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Nga đang gây tổn hại đến kinh tế Nga sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine thực sự leo thang từ ngày 24/2/2022. Trong tình cảnh đó, Moscow chỉ còn duy nhất một nước đồng minh đủ mạnh để có thể dựa vào nhằm có được những sự hỗ trợ: Trung Quốc, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

“Tôi nghĩ rằng mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ vẫn cho phép chúng tôi duy trì được sự hợp tác mà chúng tôi đã có được, và không chỉ duy trì mà còn tăng cường hơn nữa trong bối cảnh các thị trường châu Âu đang khép lại”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố trong ngày Chủ Nhật.

Tư vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Jake Sullivan, đã đáp lại rằng phía Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng chắc chắn sẽ có hậu quả nếu một nước nào đó có động thái hỗ trợ Nga nhằm né tránh các biện pháp trừng phạt. Vào ngày thứ Hai, các nhà đồng cấp cao cấp nhất ngành ngoại giao Trung Quốc đã bàn thảo về vấn đề này trong vòng hơn 7 tiếng đồng hồ.

Ông Siluanov đã đề cập đến loạt động thái đóng băng tài sản với khoảng gần nửa trong tổng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga (300 tỷ USD trong tổng số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại tệ), khối tài sản này đã được Nga tích lũy được sau vụ lùm xùm tại Crimea năm 2014.

Dự trữ còn lại bằng vàng và đồng nhân dân tệ, như vậy Trung Quốc dễ dàng trở thành nguồn cung cấp ngoại hối cần thiết để hỗ trợ cho đồng ruble đang xuống giá mạnh khi dòng vốn ngoại đang bị rút ra hàng loạt.

Trong tuyên bố trước công chúng mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc điện đàm với người đồng cấp một nước châu Âu đã nhấn mạnh: “Trung Quốc không có liên quan đến cuộc khủng hoảng này và cũng không muốn các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến Trung Quốc”.

Vậy Trung Quốc có thể giúp làm giảm khó khăn kinh tế cho phía Nga đến mức độ nào? Theo CNBC, xét về mặt lý thuyết là khá nhiều.

Nếu Trung Quốc quyết định mở kênh hoán đổi tiền tệ với Nga, chấp nhận đồng ruble như công cụ thanh toán cho bất kỳ sản phẩm gì mà phía Nga cần, trong đó phải kể đến nhiều loại mặt hàng nhập khẩu quan trọng như linh kiện công nghệ hay sản phẩm bán dẫn mà Moscow đã bị chặn không được tiếp cận sau loạt động thái trừng phạt, Trung Quốc có thể bù đắp vào lỗ hổng của kinh tế Nga mà phương Tây đã tạo ra.

Thế nhưng Bắc Kinh có muốn làm như vậy hay không, nó có thể phản tác dụng đến thế nào lại là câu chuyện khác.

Chuyên gia nghiên cứu về Trung Á tại Viện Nghiên cứu Chính sách, ông Maximilian Hess, nói: “Xét đến việc Trung Quốc có thể giúp Nga đến mức độ nào, có thể khẳng định rất nhiều. Thế nhưng họ cũng sẽ đương đầu với rủi ro sẽ bị trừng phạt thứ cấp, làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ thương mại với Mỹ và phương Tây”.

Xét đến trạng thái không ổn định của các thị trường tại Trung Quốc trong vài tuần gần đây, trong bối cảnh lạm phát leo thang và đợt bùng dịch COVID-19 lớn tại Trung Quốc, hiện tại có thể không phải khoảng thời gian tốt nhất để làm việc đó”, ông Hess nói.

Dù vậy, Bắc Kinh cũng có mối liên minh lâu dài với Nga và có thể hưởng lợi từ vị thế này.

Từ trước khi Nga thực sự trở nên căng thẳng với Ukraine, Bắc Kinh và Moscow đã thông báo về mối quan hệ chiến lược không hạn chế mà hai nước cùng hình thành để nhằm đến giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ. Lập trưởng của Trung Quốc là đổ lỗi cho việc Mỹ và NATO tiến mạnh về phía Đông, vào ngày 7/3/2022, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gọi Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất. Phía Bắc Kinh cho đến nay cũng từ chối chỉ trích Nga vì đã leo thang căng thẳng với Ukraine.

Tương lai kinh tế Nga có thể chịu tác động khá lớn từ các biện pháp hỗ trợ (nếu có) từ phía Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nga sau Liên minh châu Âu (EU), thương mại Nga – Trung Quốc lập kỷ lục 146,9 tỷ USD trong năm 2021, tăng 35,9% so với cùng kỳ, theo số liệu của hải quan Trung Quốc. Xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc ước tính 79,3 tỷ USD trong năm 2021, trong đó xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm khoảng 56% trong số này. Nhập khẩu so với xuất khẩu của Trung Quốc từ Nga cao hơn khoảng 10 tỷ USD trong năm ngoái.

“Nga có thể sử dụng Trung Quốc như một thị trường phái sinh cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô nhằm né tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây”, ông Schmieding nói.

Liên minh của nhóm các nước G-7 bao gồm các nền kinh tế G-7, các nước đối tác châu Âu và châu Á sẽ có thể áp dụng biện pháp trừng phạt thứ cấp lên bất kỳ thực thể nào ủng hộ Moscow. Vấn đề ở đây là kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và giữ vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lên toàn cầu lớn hơn Nga rất nhiều. Bất kỳ động thái nào trừng phạt Trung Quốc cũng đồng nghĩa sẽ tạo ra thêm nhiều ảnh hưởng lên khắp thế giới và phương Tây cũng sẽ chịu hậu quả tệ hại.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE