Chuyên gia nhận định về yếu tố tác động mạnh nhất đến chứng khoán Mỹ thời gian tới

Chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng việc làm chững lại bởi chính sách lãi suất của Fed đã “bóp nghẹt” giới chủ lao động và nền kinh tế. Nhiều khả năng gián đoạn trên thị trường lao động bắt đầu xuất hiện.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Nhà đầu tư đang chào đón quý 3/2022 với nhiều dự báo về khả năng suy thoái kinh tế Mỹ, báo cáo việc làm Mỹ tháng 6/2022 công bố ngày thứ Sáu tuần này sẽ mang đến cú huých quan trọng cho thị trường hơn bình thường, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Báo cáo việc làm tuần này cũng như biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước dự kiến sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thị trường trong tuần giao dịch kéo dài 4 ngày.

Theo dự báo của các chuyên gia, báo cáo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 6/2022 dự kiến sẽ cho thấy số lượng việc làm mới chững lại đáng kể, tuy nhiên tăng trưởng việc làm vẫn ở mức cao và thị trường lao động ổn định. Khảo sát của Dow Jones cho hay các chuyên gia kinh tế tính toán khoảng 250.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 6/2022 và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ duy trì ở mức 3,6%.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng việc làm đã chững lại bởi chính sách lãi suất của Fed đã “bóp nghẹt” giới chủ lao động và nền kinh tế. Nhiều khả năng những gián đoạn trên thị trường lao động đã bắt đầu xuất hiện trong báo cáo công bố ngày thứ Sáu. Sự chững lại có thể coi như tích cực, nó có thể là sự cân bằng giữa thị trường lao động tăng trưởng bớt nóng và một thị trường lao động quá “nguội lạnh”.

Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại AXA Investment Managers, ông David Page, nhận xét: “Thị trường việc làm sẽ chững lại từ tháng 5/2022, dù rằng số lượng việc làm mới là 250.000 hoặc hơn thế nữa, sẽ luôn có những biến động. Xu thế này sẽ còn suy giảm và tôi cũng sẽ không quá bận tâm nếu số lượng việc làm mới vào đầu quý 3/2022 sẽ chỉ ở ngưỡng khoảng 150.000 cho đến 200.000, và nhiều khả năng đến cuối năm nay sẽ còn thấp hơn nữa”.

Số lượng việc làm trong khoảng từ 150.000 cho đến 200.000 vẫn ở mức cao và gần sát với số lượng việc làm mới hàng tháng ở thời kỳ trước đại dịch COVID-19.

Cũng theo ông Page, số liệu việc làm phát đi tín hiệu chững lại, trong đó nổi bật nhất phải kể đến tiêu dùng người dân, thu nhập và việc làm trong khảo sát về tình hình sản xuất của ISM. Số lượng việc làm mới giảm tháng thứ 3 xuống còn 47,3 điểm. Ngưỡng dưới 50 cho thấy sự suy giảm.

“Đây là một phần trong xu thế mà chúng ta chứng kiến đang nổi lên. Rõ ràng đó là sự chững lại của nền kinh tế. Các dấu hiệu cảnh báo đang ngày một bùng phát và những gì chúng ta chứng kiến đang được phản ánh vào thị trường lao động, Fed chắc chắn sẽ phải hành động và vì vậy sự tập trung đang dồn vào báo cáo thị trường việc làm tháng 6/2022 công bố tuần này”, ông Page nhận định.

Tuy nhiên, nhìn từ phương diện khác, nếu các số liệu việc làm ở mức cao, thị trường có thể phản ánh tiêu cực bởi điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với việc Fed sẽ cảm thấy bắt buộc phải hành động mạnh tay nhằm ứng phó với lạm phát bằng các đợt nâng lãi suất mạnh tay.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm khoảng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào cuối tháng 7/2022, tuy nhiên hướng hành động chính sách của Fed kém rõ ràng hơn.

Ông Page nói rằng ông tin Fed sẽ tranh luận về mức tăng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 7/2022 cao hơn so với tính toán của thị trường và ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ nâng lãi suất chỉ khoảng 50 điểm cơ bản. Ông Page kỳ vọng Fed sẽ “nhạy cảm” với việc kinh tế chững lại cũng như nhiều dấu hiệu về sự thắt chặt của các điều kiện tài chính.

Ông nhấn mạnh có một số ít các trường hợp trong lịch sử khi mà Fed vẫn cố gắng để có được “hạ cánh mềm”.

Ván đề thị trường quan tâm hiện nay chính là nền kinh tế có thể dễ dàng rơi vào suy thoái và thực sự điều này rất khó để dự báo. Trong tuần này, những mối lo đã trở nên rõ ràng hơn sau khi dữ liệu kinh tế mới công bố phát đi tín hiệu tiêu cực và bình luận từ chủ tịch Fed cũng cho thấy rõ điều này.

Ông Powell nói đến việc Fed sẽ làm những gì có thể bằng các đợt nâng lãi suất, nhiều người lo sợ các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ có thể chấp nhận suy thoái kinh tế nhằm hạ nhiệt đà tăng giá cả.

Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sâu khi mà lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm bởi kỳ vọng suy thoái kinh tế. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đứng ở mức 2,89% trong phiên ngày thứ Sáu, giảm đáng kể so với mức 3,49% chỉ 2 tuần trước đó.

Một số chiến lược gia thị trường đã kỳ vọng về một tuần tăng điểm củ chứng khoán Mỹ khi mà các chuyên gia quản lý quỹ mua thêm cổ phiếu nhằm cân bằng lại danh mục đầu tư ở thời điểm cuối quý 2/2022.

Phiên ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 tăng 1,1% tuy nhiên tính cả tuần giảm 2,2%; chỉ số Nasdaq tăng 0,9% tuy nhiên tính trong tuần giảm 4,1%.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE