Chuyên gia đề xuất về ứng dụng Blockchain trong thương mại quốc tế giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả

Blockchain, tuy là một nền tảng công nghệ kết nối các giao dịch điện tử phổ biến trên thế giới, song đây vẫn còn là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam.

Chuyên gia đề xuất về ứng dụng Blockchain trong thương mại quốc tế giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả
Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng với Viện Friedrich-Naumann vì Tự do (FNF) tại Việt Nam và Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đồng tổ chức Hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu về “Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam và các ứng dụng Blockchain trong Thương mại quốc tế”. 
Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm và kỳ vọng của người dân Việt Nam về các tính năng căn bản, quy trình phát hành và lưu thông trong thực tiễn của Đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC), đồng thời đánh giá triển vọng của các ứng dụng trong thương mại dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain tại Việt Nam. 
Trong một vài năm trở lại đây, việc phát triển đồng tiền kỹ thuật số quốc gia, hay còn gọi là CBDC, là xu thế phát triển được nhiều quốc gia quan tâm áp dụng, trong đó có Việt Nam. 
Việc nghiên cứu, phát triển và thí điểm đưa đồng tiền này vào lưu thông là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần có một khung pháp lý chặt chẽ, đi kèm với những quy định rõ ràng trước khi chính thức đưa đồng tiền này vào lưu hành trong xã hội. 
Theo quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước tập trung nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain cho giai đoạn 2021 - 2023. 
Quyết định này đánh dấu một bước tiến lớn, giúp Việt Nam bắt kịp với xu hướng nghiên cứu, phát triển và thí điểm lưu hành CBDC đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới.
Blockchain, tuy là một nền tảng công nghệ kết nối các giao dịch điện tử phổ biến trên thế giới, song đây vẫn còn là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam. 
Nhằm nghiên cứu tìm hiểu quan điểm và kỳ vọng của người dân về khả năng phát triển, phát hành, lưu thông trong thực tiễn và triển vọng ứng dụng công nghệ Blockchain tại thị trường trong nước, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng với Viện FNF đã triển khai dự án nghiên cứu và tiến hành khảo sát lấy mẫu từ hơn 1013 người tham gia, với sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, ngành nghề và học vấn. 
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, mức độ nhận biết của công chúng đối với CBDC còn thấp. Mặc dù khái niệm về tiền điện tử đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam, nhưng tiền điện tử của Chính phủ vẫn còn là một khái niệm xa lạ với đại đa số người Việt, ngay cả trong giới trẻ và những người có trình độ đại học trở lên. 
Trong đó, gần 50% người tham gia khảo sát khi được giới thiệu về CBDC đều đánh giá cao khả năng bảo mật thông tin của đồng tiền này trong giao dịch, và ủng hộ sử dụng công nghệ sổ cái phi tập trung tương tự như mạng Blockchain. 
Ngoài ra, các tính năng thanh toán quốc tế, tính năng ẩn danh, thanh toán điện tử qua Internet, lưu trữ điện tử là những tính năng cần có theo phần lớn ý kiến của những người tham gia khảo sát, theo TS. Ngô Minh Vũ & TS. Nguyễn Hữu Huân, Báo cáo nghiên cứu “Quan điểm của công chúng và Hàm ý chính sách về đồng tiền số Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh” công bố năm 2021.
Dựa trên các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị và hàm ý chính sách cho các cơ quan Chính phủ trong quá trình phát triển CBDC tại Việt Nam, và thúc đẩy các ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ sổ cái phân tán  (Blockchain) trong các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong nước.
Đối với việc phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC):
Trong ngắn hạn, nhằm khuyến khích sử dụng CBDC trong thanh toán bán lẻ và hạn chế ảnh hưởng của CBDC đến hoạt động tiền gửi ngân hàng, đặc biệt các thời điểm khủng hoảng, Ngân hàng trung ương có thể phát triển một thiết kế ví điện tử theo cấp, với các giới hạn giao dịch và số dư CBDC khác nhau.
Trong dài hạn, có thể thấy, việc sử dụng CBDC trong hệ thống thanh toán có thể giảm thiểu rất nhiều chi phí giao dịch và các khâu trung gian. Ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng cần phải nhìn nhận việc sử dụng tiền điện tử là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Từ đó, cần có sự phối hợp, nghiên cứu nghiêm túc để định vị lại vai trò của các tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế số.
Ngoài ra, ngân hàng trung ương cần thiết lập một khuôn khổ để phân tích dữ liệu lớn (big data), giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để cải thiện khả năng dự báo và hiệu quả của quản lý CBDC trong khi lưu thông.
Đối với các ứng dụng Blockchain trong thương mại quốc tế:
Xét về tiềm năng của công nghệ Blockchain trong việc nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các giá trị công bằng thương mại như tính minh bạch, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch, Chính phủ Việt Nam nên thúc đẩy sự công nhận và sử dụng công nghệ Blockchain trong các hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng của nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam có thể triển khai thí điểm áp dụng công nghệ Blockchain tại các doanh nghiệp và tập đoàn thương mại của Nhà nước, nhằm tăng cường sự chấp nhận và khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, và sau đó áp dụng công nghệ Blockchain trong thương mại.
Song song với việc khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ Blockchain trong các doanh nghiệp thương mại, Chính phủ cũng có thể xem xét ứng dụng công nghệ Blockchain hỗ trợ các hoạt động kiểm soát thương mại trong các hoạt động hải quan, thuế và truy xuất nguồn gốc hàng hoá. 
Việc triển khai thành công trao đổi thông tin qua nền tảng Blockchain sẽ rút ngắn các công đoạn, thủ tục và tránh rủi ro trong hoạt động hải quan giữa Việt Nam và các quốc gia khác, theo Ths. Hoàng Gia Thịnh & Ths. Phan Thị Nhã Trúc công bố trong Báo cáo nghiên cứu “Các ứng dụng của Blockchain trong Thương mại quốc tế tại Việt Nam” năm 2021.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE