Chuyên gia Citigroup nhận định về tài sản giữ tiền tốt nhất trong thời gian tới

Tính từ đầu năm 2022 cho đến nay, giá trị vốn hóa các thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất khoảng 23 nghìn tỷ USD.
Ảnh: Asian Mirror
Ảnh: Asian Mirror

Đồng USD tăng vọt hiện giờ đang là công cụ ngừa rủi ro duy nhất trong đợt suy giảm thị trường tồi tệ gây tổn hại danh mục của nhà đầu tư tồi tệ nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tính từ đầu năm 2022 cho đến nay, giá trị vốn hóa các thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất khoảng 23 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, đồng USD có diễn biến hoàn toàn ngược lại với giá trị của các tài sản rủi ro, chính vì vậy đồng USD được coi như tài sản duy nhất đáng sở hữu trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022, theo nhận định của Citigroup.

Ngân hàng thương mại Canadian Imperial dự báo đồng USD sẽ vẫn tăng giá còn Brown Brothers Harriman & Co khẳng định rằng bối cảnh toàn cầu sẽ vẫn luôn có lợi cho hướng lên giá của đồng USD.

Đồng USD đã luôn diễn biến ngược chiều với chứng khoán trong năm nay.

“Nơi trú ẩn duy nhất chính là đồng USD Mỹ”, chiến lược gia của Citigroup – ông Jamie Fahy và Adam Pickett viết trong nghiên cứu công bố ngày thứ Năm. Lạm phát tại Mỹ chỉ có thể giảm sâu nếu kinh tế Mỹ trải qua một đợt suy thoái sâu, như vậy lợi nhuận doanh nghiệp và cổ phiếu Mỹ sẽ giảm kéo dài trước khi Fed chuyển hướng.

Chỉ số Bloomberg Dollar, chỉ số theo dõi biến động của đồng USD so với 10 đồng tiền lớn của thế giới, đã tăng hơn 11% trong năm nay và như vậy có năm tăng trưởng kỷ lục nếu theo tính toán của Bloomberg.

Bằng chứng về những tác động từ việc đồng USD tăng giá gây ra đã rõ ràng trên khắp các thị trường tiền tệ. Đồng USD tăng giá trước khi số liệu lạm phát Mỹ cao vượt dự kiến được công bố vào ngày thứ Ba. Nhiều nhà đầu tư lại tin vào khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất, tâm lý chuộng rủi ro toàn cầu suy giảm mạnh.

Đồng yên, hiện ở mức thấp nhất trong 24 năm, vẫn tiếp tục quá trình suy giảm. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong khi đó xuống dưới ngưỡng 7 nhân dân tệ/USD còn đồng đôla Canada rớt xuống thấp nhất trong gần 2 năm. Đồng đôla Australia hiện đang bên bờ vực sụt giảm xuống mức đáy mới trong nhiều năm.

Đồng won Hàn Quốc cũng giảm giá mạnh bởi những lo sợ về khả năng Fed nâng lãi suất.

Theo các chuyên gia phân tích, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy sự tăng giá của đồng USD sẽ sớm giảm đi.

Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại Brown Brothers Harriman ở New York, ông Win Thin, nhận xét: “Việc tính toán lại rủi ro thắt chặt của Fed nhiều khả năng sẽ tác động đến đồng USD trong ngắn hạn. Như chúng tôi đã nói gần đây, nhìn chung dù có suy giảm trong ngắn hạn nhưng những yếu tố căn bản vẫn có lợi cho đồng USD và các tài sản Mỹ nói chung”.

Ngân hàng CIBC trong khi đó khẳng định rằng hiện vẫn còn quá sớm để cho rằng đồng USD sẽ mất đã tăng.

“Lãi suất thực hiện đang ở mức ấm và điều kiện tài chính quá lỏng lẻo. Thị trường đã dự báo về một số yếu tố như thế này, tuy nhiên cũng cần phải tính đến hướng chính sách sẽ ủng hộ cho đồng USD đến đâu”, trưởng bộ phận chiến lược kinh doanh ngoại hối tại CIBC – ông Bipan Rai dự báo.

Citigroup dự báo chỉ số Intercontinental Exchange của đồng USD, hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong 2 năm, sẽ tăng ước tính khoảng 2% trong vòng 3 tháng tới.

Các chiến lược gia của Citigroup nhận định: “Chúng tôi đã nhận định rằng sự kết thúc của quá trình tăng giá của đồng USD sẽ cần đến sự chuyển hướng rõ rệt về chính sách tiền tệ của Fed hoặc kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu xuống đấy, những yếu tố này có thể sẽ rõ nét trong năm 2023 nhưng không phải bây giờ”.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE