Chuyện gì đang xảy ra với những băng chuyền hành lý ở sân bay Tân Sơn Nhất?

Những ngày gần đây, Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về tình trạng chờ mỏi mòn cả tiếng đồng hồ mới lấy được hành lý ký gửi sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất .
Hành khách mòn mỏi chờ hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: NVCC
Hành khách mòn mỏi chờ hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: NVCC

Đáp chuyến bay của hãng hàng không Vietjet từ Hà Nội vào TP.HCM lúc gần 22 giờ 30 phút, gia đình chị Kiều Nga (Q.11, TP.HCM) vội vã tìm khu vực lấy trả hành lý ký gửi.

Số chuyến bay không nhiều, sân bay khá thông thoáng nhưng tại 2 băng chuyền đầu tiên gần cổng đường băng đi vào, hành khách đứng chờ hành lý rất đông. Theo quán tính, chị Nga cũng tới tìm số hiệu chuyến bay tại 2 băng chuyền này nhưng không thấy thông tin.

Mặc dù vậy, gia đình chị vẫn cố nán lại chờ bởi trước đó, tại chuyến bay chặng đi đáp tại sân bay Nội Bài cũng của hãng Vietjet, nhà chị Kiều Nga "đỏ mắt" tìm khắp các băng chuyền vẫn không thấy số hiệu chuyến bay. Cuối cùng, hành lý lại về ở 1 băng chuyền "ngẫu nhiên", không hề hiển thị số hiệu chuyến của chị.

Chờ khoảng 10 phút vẫn không thấy, nhà chị Nga tủa đi tìm khắp nơi và phải xuống gần tới băng chuyền phía cuối bên trong nhà ga mới nhìn thấy số hiệu chuyến bay của mình. Hành lý vẫn chưa ra, mặc dù trên bảng thông tin đã hiển thị "All bag on belt" (Đã trả toàn bộ hành lý trên băng chuyền).

Chuyện gì đang xảy ra với những băng chuyền hành lý ở sân bay Tân Sơn Nhất? ảnh 1

Bảng thông tin hiển thị hành lý đã tới nhưng thực chất phía bên dưới chỉ là những băng chuyền trống. Ảnh: NVCC

Lượng khách ra ngày càng đông, quây kín cả băng chuyền nhưng đã gần 30 phút, băng chuyền vẫn chạy vòng trống không. Một số hành khách bắt đầu sốt ruột, bực bội, nhăn nhó trông theo mỗi chiếc xe chở hàng ghé tới phía ngoài đường băng rồi lại thất vọng khi không thấy động tĩnh gì.

"Đúng 23 giờ 43 phút, những chiếc vali đầu tiên xuất hiện. Hơn 1 giờ đồng hồ chờ hành lý vào khung giờ bay đêm, mùa thấp điểm. Tôi mua vé bay chuyến 19 giờ, bị delay tới gần 20 giờ 30 mới bay, đáp xuống sân bay vẫn tiếp tục chờ mòn mỏi, về tới nhà thì đã qua ngày mới. Tổng hành trình bay từ Hà Nội vào TP.HCM tính ra hơn 5 giờ đồng hồ. Quá tệ!", chị Kiều Nga bức xúc.

Chỉ vài ngày sau, đường dây nóng báo Thanh Niên tiếp tục nhận về phản ánh của chị Thùy Linh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) về tình trạng kẹt băng chuyền hành lý. Chuyến bay của hãng Bamboo Airways hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 20 giờ nhưng phải tới gần 21 giờ 30 phút, gia đình mới đón được chị Linh phía ngoài sân bay vì chờ lấy hành lý.

"Tôi bay Hà Nội - TP.HCM khá thường xuyên, lần nào cũng gửi hành lý nhưng đây là lần đầu tiên phải chờ đợi thế này. Không hiểu có chuyện gì, máy bay đáp hơn 1 giờ sau hành lý mới đẩy ra. Thùng trái cây của tôi đã đóng gói cẩn thận còn rách hết, nát tươm hộp giấy bên ngoài. Bực bội không chịu được. Bây giờ đã thế thì đợt tết tới không biết ra sao", chị Thùy Linh ái ngại.

Tương tự, chị Lam Khê (Q.4, TP.HCM) sau khi đáp chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4.11 lúc 21 giờ 30 cũng phải chờ gần 30 phút mới lấy được hành lý.

Liên hệ với các hãng hàng không, chúng tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn: "Có thể do bộ phận phục vụ mặt đất ở Tân Sơn Nhất thiếu người nên làm chậm".

Trong khi đó, đại diện Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết đã tiếp nhận thông tin phản ánh và sẽ làm việc với các đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời cải thiện tình trạng này.

Theo tìm hiểu, ngành hàng không đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân lực sau đại dịch. Hầu hết các bộ phận từ phục vụ mặt đất, an ninh, kỹ sư xây dựng, lái xe cho tới y sĩ tại sân bay Tân Sơn Nhất đều bị thiếu hụt một lượng lớn người lao động. Đáng nói, từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tổ chức nhiều lần tuyển dụng nhưng không tuyển được, thậm chí không đủ thí sinh dự tuyển.

Thanh Niên sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.

Theo Báo Thanh Niên

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE