Chuyện ghi ở chung cư: Sống bất an trong những khu nhà hết đát

Sống trong những chung cư đã có tuổi đời hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được cải tạo, nhiều hộ dân luôn trong trạng thái bất an.
Ông Trương Ngọc Hùng (sinh năm 1963, trú tại chung cư số 51, đường Huỳnh Thúc Kháng) phản ánh, hệ thống cột dầm chịu lực của tòa nhà đã bị nứt, lún nghiêm trọng, phần lan can cũng đã bị hỏng.
Ông Trương Ngọc Hùng (sinh năm 1963, trú tại chung cư số 51, đường Huỳnh Thúc Kháng) phản ánh, hệ thống cột dầm chịu lực của tòa nhà đã bị nứt, lún nghiêm trọng, phần lan can cũng đã bị hỏng.

Sống trong lo âu, bất an

Hơn chục năm qua, người dân sống tại khu tập thể A7, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội luôn sống trong bất an vì khu nhà này ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Có mặt tại khu chung cư cũ này vào một ngày cuối tháng 9/2022, phóng viên Báo Lao Động nhận thấy bất cứ chỗ nào ở đây đều có hiện tượng nứt gãy nghiêm trọng, đặc biệt có nhiều vết nứt lên đến 10cm.

Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội – đơn vị quản lý tòa nhà đã cho lắp hệ thống giàn giáo thép nhằm gia cố, chống đỡ tạm thời tại khu tập thể A7 Tân Mai. Ảnh: Vĩnh Hoàng.

Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội – đơn vị quản lý tòa nhà đã cho lắp hệ thống giàn giáo thép nhằm gia cố, chống đỡ tạm thời tại khu tập thể A7 Tân Mai. Ảnh: Vĩnh Hoàng.

Như căn hộ của gia đình ông T.H.V (55 tuổi), ngay cả mùa khô ráo như thời điểm này nhưng vẫn thường xuyên ẩm ướt.

Ông V. cho biết suốt nhiều năm qua, cứ đến mùa mưa bão gia đình ông đều phải dùng xô nhựa để hứng nước do trần nhà bị thấm. Bởi thấm nước mà các bức tường trong căn phòng của ông bị bục và bong tróc, loang lổ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

"Đến vài năm gần đây, các hộ ở khu tập thể phải bỏ tiền quỹ để lợp lại một cái mái tôn khác thì mới đỡ bị thấm nước như bây giờ”, ông V. nói.

Theo ghi nhận, bất cứ đâu ở tập thể này đều xảy ra tình trạng nứt gãy nghiêm trọng, nhiều dây điện cũ kỹ chằng chịt như mạng nhện.

Bà Đ.T.N sống tại căn hộ tầng 2 nói, người dân luôn cảm thấy tính mạng bị đe dọa vì công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

"Với những người trẻ ít khi ở nhà thì còn đỡ lo ngại nhưng đối với chúng tôi những người đã về hưu thường xuyên ở nhà thì lo lắng luôn thường trực", bà N. chia sẻ.

Ông Nguyễn Quang Gắng – Tổ trưởng Tổ dân phố 20, phường Tân Mai cho biết, người dân đã nhiều lần kiến nghị tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri và kiến nghị bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền.

"Trong khi chờ triển khai dự án mới, người dân kiến nghị cho gia cố những vị trí xung yếu và lợp lại phần mái để đảm bảo an toàn trước mắt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại gần 200 nhân khẩu vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào về phương án xử lý từ cơ quan chức năng", ông Gắng nói.

14/15 quận, huyện đã lên kế hoạch cải tạo chung cư

Khu tập thể A7 phường Tân Mai chỉ là một trong 1.579 chung cư cũ đã xuống cấp cần được cải tạo tại Hà Nội - theo thống kê của UBND Thành phố.

Trong số đó phần lớn xuống cấp, hư hỏng, một số khu nhà thậm chí thuộc diện phải di dời khẩn cấp vì có thể sụp đổ bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng của những hộ dân đang sinh sống.

Chung cư cũ 51 Huỳnh Thúc Kháng nhiều nhà cơi nới ra rất nguy hiểm. Ảnh: PV.

Chung cư cũ 51 Huỳnh Thúc Kháng nhiều nhà cơi nới ra rất nguy hiểm. Ảnh: PV.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, đến tháng 6/2022, đã có 70 nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Nếu như trước đây, các khâu kiểm định, lập quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đều do nhà đầu tư thực hiện thì theo quy định mới Nhà nước sẽ bỏ tiền thực hiện kiểm định và lập quy hoạch, kết quả sẽ khách quan hơn.

Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã đôn đốc các quận, huyện (nơi có nhà chung cư cũ) xây dựng, ban hành kế hoạch cải tạo chung cư cũ.

Đến tháng 6/2022, đã có 14/15 quận, huyện (nơi có nhà chung cư cũ) ban hành kế hoạch, còn 1 huyện (huyện Thanh Trì) chưa ban hành kế hoạch.

Trong đó, 7/15 quận, huyện đã được Sở Xây dựng chấp thuận nhiệm vụ kiểm định gồm: Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy; còn 5/15 quận, huyện đang bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gồm: Hai Bà Trưng, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hà Đông. 3 quận, huyện chưa gửi nhiệm vụ kiểm định gồm: Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì.

Hiện Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU, Sở Xây dựng đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định của thành phố về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; hướng dẫn quy trình cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm cấp D trên địa bàn thành phố.

Theo Báo Lao động

Đọc tiếp

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa.

Đất nền rục rịch ấm lên?

Đến chu kỳ đất nền tăng giá?

Giới đầu tư bất động sản cho rằng, sau chu kỳ tăng giá chung cư sẽ là đất nền ven đô và các tỉnh. Dấu hiệu cho thấy ở một vài khu vực đang có sự ấm dần lên ở loại hình này.

TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đề xuất xây nhà ở xã hội chỉ cho thuê

Chuyên gia cho rằng cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay giải quyết nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Bất động sản phía Nam có chuyển động mới

Bất động sản phía Nam có chuyển động mới

Sau khoảng thời gian im ắng, đến nay thị trường bất động sản phía Nam đã rục rịch trở lại. Các bên cùng lúc "bắt nhịp" với thị trường khiến cả nguồn cung và sức cầu cải thiện.

Chat với BizLIVE