Chuyển động mới từ chính sách tiền tệ của Mỹ và Úc

Mỹ đón loạt thông tin kinh tế quan trọng trước cuộc họp của Fed. Úc tăng lãi suất lần đầu sau hơn chục năm.
Một số ngân hàng trung ương lớn bắt đầu tăng lãi suất cơ sở (Ảnh minh họa)
Một số ngân hàng trung ương lớn bắt đầu tăng lãi suất cơ sở (Ảnh minh họa)

Báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế ngân hàng MSB cho biết, trong phiên họp diễn ra ngày hôm qua (ngày 3/5), Ngân hàng Trung ương Úc - RBA cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Úc được duy trì ở trạng thái tích cực, mặc dù vẫn có những rủi ro từ quốc tế. Nhiều chỉ báo tích cực đang xuất hiện, trong đó có những con số từ thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp hiện đã giảm xuống mức 4%.

Theo đó, RBA cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tăng lãi suất cơ sở. Cơ quan này quyết định tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, lên mức 0,35%, mạnh hơn mức tăng 15 điểm cơ bản theo dự báo từ các chuyên gia của Reuters, đồng thời đánh dấu lần tăng lãi suất cơ sở đầu tiên của cơ quan này kể từ tháng 11/2010.

Thống đốc của RBA, ông Philip Lowe cũng cho biết lạm phát đã tăng mạnh hơn dự báo mặc dù vẫn còn thấp hơn so với các nền kinh tế phát triển khác. CPI của nước Úc trong quý 1 tăng 2,1% so với quý trước, và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Liên quan tới các thông tin kinh tế khác, chỉ số giá sản xuất PPI tại Úc trong quý đầu năm tăng 1,6% so với quý liền trước, sau khi tăng 1,3% ở quý trước đó và cao hơn một chút so với mức 1,5% theo dự báo. PMI lĩnh vực sản xuất của nước Úc do AIG khảo sát được ở mức 58,5 điểm trong tháng 4, tăng lên từ mức 55,7 điểm của tháng 3.

Tương tự, trong những ngày qua, ở bên kia bán cầu, nước Mỹ cũng đón nhiều chỉ báo quan trọng. Đầu tiên, GDP Mỹ trong quý 1/2022 giảm 1,4% so với quý trước, sau khi tăng 6,9% ở quý trước đó (mức tăng lớn nhất kể từ 1984), trái với dự báo tiếp tục tăng 1,1%.

Tiếp theo, chỉ số giá tiêu dùng PCE lõi của nước này trong tháng 4 tăng 0,3% so với tháng liền trước, bằng mức tăng của tháng trước đó và khớp với dự báo. Chỉ số niềm tin tiêu dùng thị trường Mỹ trong tháng 4 là 107,3 điểm, gần như đi ngang so với 107,2 điểm của tháng 3, và thấp hơn một chút so với dự báo ở mức 108,5 điểm.

Ở lĩnh vực sản xuất, chỉ số PMI do ISM khảo sát được ở mức 55,4% trong tháng 4, giảm từ 57,1% của tháng 3 và trái với kỳ vọng tăng lên 57,5%. Giá trị đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền toàn phần tại Mỹ tăng 1,1% trong tháng 3 sau khi giảm 0,6% ở tháng 2, cao hơn mức tăng 0,5% theo dự báo.

Bên cạnh đó, giá trị đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền lõi tăng 0,8% trong tháng 3 sau khi giảm mạnh 2,1% ở tháng trước đó, gần đạt kỳ vọng tăng 1,0%.

Cuối cùng, về thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 23/4 ở mức 180 nghìn đơn, giảm nhẹ từ 184 nghìn đơn của tuần trước đó và cao hơn một chút so với mức 178 nghìn đơn theo dự báo.

Trong tháng 4, nước này tạo ra 11,55 triệu cơ hội việc làm mới, cao hơn mức 11,34 triệu của tháng 3 và đồng thời cao hơn mức 11,19 triệu theo kỳ vọng.

Ngày 3- 4/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed có phiên họp quan trọng về chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ sở của Fed được dự báo sẽ tăng 50 điểm cơ bản, lên mức 0,75% - 1,0%. Kết quả cuộc họp sẽ được thông báo vào sáng sớm ngày mai (ngày 5/5) theo giờ Việt Nam.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Chat với BizLIVE