Chứng khoán 18/4

Chứng khoán Việt Nam đón phiên gần 150 mã giảm sàn

Sự hoảng loạn ở nhóm Bất động sản, Chứng khoán, Hạ tầng và Vật liệu xây dựng đã làm lu mờ cơ hội ở một số cổ phiếu...
VN-Index phiên 18/4
VN-Index phiên 18/4

Cổ phiếu ngân hàng vẫn là "tội đồ"

Nhiều cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm mạnh hôm nay, đặc biệt càng giảm sâu vào cuối ngày.

Nhưng trước hết, thị trường không phải không có những điểm sáng như DGW, DIG, PNJ, IDI, DRC vẫn có mức tăng trên 5%. Tuy nhiên, đây vẫn là những trường hợp hiếm hoi trong một bức tranh quá tiêu cực.

Số mã giảm vẫn còn tới 74% trên cả HOSE và trong số này có tới 87 mã giảm sàn. Áp lực vẫn rất lớn ở nhóm Bất động sản, Chứng khoán, Hạ tầng, Vật liệu xây dựng ghi nhận các mã giảm sàn là TCH, LCG, VCG, HQC, HBC, CTD, FLC, NBB, DLG, DRH, PHC, HHV, LCG, FCN, KSB, HT1, ORS, VIX, FTS, BSI, AGR, TVB, VCI.

Tuy nhiên, hiện tượng phiên hôm nay có ở trường hợp DXG, có cú đảo chiều ấn tượng để tách nhóm vào cuối phiên.

Lẽ ra, tâm lý đã có thể cải thiện hơn nếu như VN30 nỗ lực cải thiện thực sự. Tuy nhiên, chủ đề đáo hạn phái sinh vẫn đeo bám các mã lớn trong rổ. Nếu như VHM (-1,8%), VIC (-1,5%) có chiều hướng thu hẹp đà giảm thì lại có ngay VCB (-3,1%), CTG (-5,8%), VPB (-4,8%) lấp ngay vào vị trí "tội đồ".

Hệ quả là VN-Index vẫn chốt phiên giảm 25,96 điểm xuống 1.432,6 điểm (-1,78%). Thanh khoản cả phiên đạt 26.048 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index còn xấu hơn khi giảm lần lượt 3,26% và 1,91%. 2 sàn này nhìn chung cũng hút được thêm tiền bắt đáy nhưng là chưa đủ để kéo chỉ số khởi sắc. Tổng giá trị giao dịch đã về lại mức 4.000 tỷ đồng.

*****

VN30 tạo sức ép trong tuần đáo hạn phái sinh

Tới cuối phiên sáng 18/4, VN-Index đang bị đạp về mức thấp nhất phiên khi để mất 22,94 điểm xuống 1.435,62 điểm. Dòng tiền bắt đáy như ghi nhận là đã tham gia khi thanh khoản của sàn đạt 14.491 tỷ đồng, tăng 27,46% so với phiên trước.

Tuy nhiên, để tạo đáy thì quá trình vẫn rất khó hoàn thành khi mức thanh khoản trên vẫn chưa phải là đột biến. Nhóm VN30 trong tuần đáo hạn phái sinh vẫn tạo sức ép lớn khi 2 mã nhà Vingroup và cùng hàng loạt cổ phiếu Ngân hàng đang tiếp tục tranh thủ đạp chỉ số này xuống.

Hiện VHM đang giảm 3,7% còn VIC giảm 2,5%. Thông tin đang VIC sẽ thoát diện cảnh báo nhờ quy định mới của HOSE có vẻ như lại "ngòi nổ" kích hoạt mã này gây ra nhịp washout hiện tại cho thị trường. Dù sao, trong tuần đáo hạn phái sinh, các biến động khó lường vẫn chưa bao giờ là dễ chịu.

Với những cổ phiếu đã bị bán tháo đầu phiên, các nỗ lực bắt đáy cũng chưa giúp cải thiện nhiều. Nhóm Chứng khoán là nhóm cũng bị bán mạnh không kém Bất động sản. Các mã ORS, AGR, BSI, CTS giảm 6% trong khi những CTCK trong top 10 thị phần môi giới của HOSE như HCM, FTS, VND, VCI cũng đang giảm trên 5%.

Tại nhóm Bất động sản, hàng loạt mã vẫn giảm sàn như HBC, DPG, LGL, VPH, VCG cùng với nhiều mã giảm trên 6% như CTD, LDG, CII, AGG, KHG. Độ rộng của HOSE vì vậy đang có tới 75 mã giảm giá trong phiên sáng.

Còn HNX-Index giảm 10,99 điểm xuống 405,72 điểm (-2,64%). Thanh khoản của sàn đạt 57,92 triệu đơn vị, tương đương 1.398 tỷ đồng.

*****

Dòng tiền có dấu hiệu hào hứng hơn

Chuỗi điều chỉnh 3 phiên tuần trước chỉ gián đoạn bởi phiên 13/4. Cho đến sáng nay, VN-Index đang có khả năng sẽ làm thêm một chuỗi giảm điểm nữa khi lại tiếp tục bị kéo về 1.440 điểm.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, kịch bản giảm điểm về quanh vùng 1.420 điểm thực tế vẫn chưa được loại trừ và có vẻ như chuyển động hiện tại đang cố gắng biến kịch bản này trở thành hiện thực.

Áp lực giảm được phát đi từ các cổ phiếu trong VN30 với một loạt mã giảm mạnh như SSI (-4,6%), VHM (-2,5%), VIC (-2,5%), CTG (-2,4%), BID (-2%), MBB (-2,1%), VPB (-1,6%), STB (-1,7%), VCB (-1%) trong đó VHM hiện đã để thủng cả vùng giá 70.000 đồng/cổ phiếu, xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng.

Nhóm cổ phiếu Midcap và Penny dù đang là nhóm tổn thương nhiều nhất thì nhà đầu tư cũng cố bán ra bằng được hàng loạt mã khiến nhiều cổ phiếu giảm sàn. Đặc biệt ở nhóm Bất động sản, DPG, LGL, VCG, CTD, LDG, VPH, HBC, DLG đều có thời điểm ghi nhận giá sàn.

Tuy nhiên, dòng tiền đang tỏ ra hào hứng hơn khi nhiều cổ phiếu đã bị chiết khấu sâu. Thanh khoản tới thời điểm 10h30 đã tăng khoảng 20% so với phiên thứ Sáu tuần trước. So với chuỗi 3 phiên giảm tuần trước, đây là tín hiệu khả quan hơn cho thị trường nhưng sẽ vẫn cần phải theo dõi thêm bởi đây là tuần đáo hạn phái sinh có nhiều nhiễu động từ nhóm VN30.

Đến sau 10h30, chỉ số VN-Index sau khi bị nhúng xuống dưới 1.440 điểm đang ghi nhận đang nhịp bật nhẹ lên. Còn HNX-Index cũng gần như đồng pha sau khi bị kéo giảm xuống 405 điểm. Biên độ của cả 2 chỉ số vẫn khá lớn với VN-Index là trên 1% và HNX-Index là trên 2%.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE