Trước giờ giao dịch 20/4

Chứng khoán thế giới đang thuận lợi cho thị trường tạo đáy

Yếu tố đáo hạn phái sinh cùng tâm lý tiêu cực của nhiều nhóm cổ phiếu khiến cho khả năng tạo đáy còn khá mơ hồ. Tuy nhiên, thị trường quốc tế đang có những chuyển động tích cực để níu giữ lại niềm tin cho nhà đầu tư Việt Nam.
Chứng khoán thế giới đang thuận lợi cho thị trường tạo đáy

Quốc tế

- Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nước này đang chuyển sang giai đoạn 2 của cuộc chiến tại Đông Âu, sau loạt pháo kích tại các tỉnh phía Đông và giành quyền kiểm soát tại Kreminna.

- Trong khi đó IMF đã hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 xuống mức 3.6% do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, từ mức 4.4% được dự báo từ tháng 1. Các rủi ro khác bao gồm tăng trưởng chậm của Trung Quốc và sự bùng nổ trở lại của Covid ở một số vùng lãnh thổ.

- Giá dầu mất 5% giá trong đêm do IMF hạ dự báo tăng trưởng và kéo theo đó là nhu cầu toàn cầu, cùng với đó lãi suất trái phiếu chính phủ trở lại mức cao nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên chứng khoán Mỹ có một trong những phiên phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm nhờ tâm lý tham gia bắt đáy chờ đợi báo cáo KQKD của các doanh nghiệp lớn.

Kinh tế trong nước

- Tập đoàn chế tạo máy bay Embraer vừa phát hành Sách Trắng với tiêu đề “Tiềm năng kết nối hàng không của Việt Nam”; trong đó dự báo, ngành hàng không Việt Nam sẽ tăng trưởng 12% trong vòng 10 năm tới.

- Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2022 hoàn thành, đưa vào khai thác 04 đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây với tổng chiều dài 361 km để bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Doanh nghiệp và chứng khoán

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) Doanh thu thuần trong quý 1 đi ngang so với cùng kỳ, đạt 1.077 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt hơn 68 tỷ đồng, giảm 51 tỷ đồng so với cùng kỳ khiến lợi nhuận sau thuế cả quý còn 80,4 tỷ đồng, giảm 42% so với số lãi hơn 138 tỷ đồng đạt được quý 1/2021.

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) Doanh thu thuần quý 1/2022 đạt 2.006 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ. LNST gần 160 tỷ đồng, tăng 39% so với quý 1/2021.

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) doanh thu tăng 31% so cùng kỳ, đạt hơn 6.630 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn ghi nhận mức tăng 39%, khiến lợi nhuận gộp giảm 55%, còn 194 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng của SMC giảm 62% so cùng kỳ, còn gần 80 tỷ đồng.

CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) đã công bố BCTC quý 1/2022. Theo đó, doanh thu thuần đạt 53 tỷ đồng giảm 22% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán cũng giảm nên lãi gộp đạt gần 37 tỷ đồng, giảm 23% so với quý 1/2021. Sau khi trừ các khoản chi phí NTC lãi sau thuế 81,5 tỷ đồng, giảm 27,7% so với quý 1 năm ngoái, EPS đạt 3.398 đồng, trong khi cùng kỳ đạt 4.698 đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) VIB cho biết, ngân hàng đã nhận được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc VIB thực hiện tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.545 tỷ đồng. VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Phái sinh

Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1.455. Điểm vào lệnh: 1.455. Mục tiêu: 1.430. Điểm cắt lỗ: 1.460.

Kịch bản Long: Giá chạm hỗ trợ 1.430. Điểm vào lệnh: 1.430. Mục tiêu: 1.475. Điểm cắt lỗ: 1.425.

Chứng quyền khi đo lường trên các chỉ báo định lượng đà lan tỏa và chỉ báo tâm lý cũng như xu hướng xấu của VN30Index và nhóm ngân hàng, có thể thấy rõ dư địa điều chỉnh của thị trường chung là vẫn còn. Và do đó dù lực bán không ngừng nghỉ xuất hiện có phần bất ngờ trong bối cảnh đại đa số nhà đầu tư đang quen thuộc với thị trường up-trend, nhưng cú điều chỉnh có lẽ chỉ đến sớm hơn dự tính chứ về thực chất là khó tránh khỏi. VN30Index hiện có dấu hiệu thủng nền hỗ trợ mạnh và kéo theo đó là xác suất giao dịch rất thấp trên các chứng quyền phát hành trong rổ VN30, chiến lược phù hợp tiếp tục quan sát.

Chiến lược giao dịch

Theo HSC, trước mắt áp lực đến từ đáo hạn phái sinh sẽ vẫn được cho là tâm điểm cần quan sát vì thị trường chung vẫn bị chi phối mạnh bởi yếu tố chu kỳ này. Tiếp theo là các tín hiệu tiếp diễn của nhịp điều chỉnh tiêu cực tại các nhóm vốn hóa lớn đặc biệt là ở các nhóm ngành Bất động sản, Ngân hàng cũng sẽ là những nhân tố có thể kéo dài đợt điều chỉnh.

Như vậy, trong một bối cảnh khá phức tạp, đan xen nhiều yếu tố khó kiểm soát và tính toán, chiến lược hạn chế giao dịch mới cần được tuân thủ nghiêm túc, tránh rơi vào các bẫy tăng giá và tạo thêm rủi ro cho hoạt động đầu tư ngắn hạn. Đối với nhóm nhà đầu tư giá trị, dựa trên yếu tố cơ bản và tầm nhìn trung, dài hạn sẽ được coi là nhóm có thể quay lại thị trường sớm nhất thông qua các vị thế thăm dò ban đầu khi các nhịp điều chỉnh đi sâu vào vùng bán quá mức.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE