Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước thềm quyết định lãi suất của Fed

Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày từ ngày thứ Ba tuần này và dự kiến sẽ công bố quyết định nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào ngày thứ Tư.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước thềm quyết định lãi suất của Fed

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba khi mà nhà đầu tư đồng loạt bán mạnh cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ, nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng cho đợt nâng lãi suất mạnh tay vào ngày thứ Tư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ ngày thứ Ba, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 313,45 điểm tương đương 1,01% xuống 30.706,23 điểm; chỉ số S&P 500 mất 1,13% giá trị xuống còn 3.855,93 điểm còn chỉ số Nasdaq giảm 0,95% xuống 11.425,05 điểm.

Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày từ ngày thứ Ba tuần này, những lãnh đạo cao cấp nhất của ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ công bố quyết định nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào ngày thứ Tư.

Những tuần gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ đã không ngừng giảm khi mà tuyên bố mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và thông tin chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 8/2022 cao vượt kỳ vọng không khỏi khiến nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng lãi suất sẽ tăng cao cho tới khi lạm phát hạ nhiệt.

Lãi suất tăng cao khi thị trường chứng khoán giảm điểm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm tăng lên mức 3,99% - cao nhất tính từ năm 2007. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm đã có lúc chạm mức 3,6%, ngưỡng cao chưa từng thấy từ năm 2011.

Việc lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm tăng cao đã khiến cho biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao, theo phân tích của chuyên gia Jack Ablin thuộc quỹ Cresset Capital.

“Nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đón nhận việc nâng lãi suất 75 điểm cơ bản vào ngày thứ Tư, tuy nhiên vẫn có những lo lắng về khả năng tuyên bố của Fed tại cuộc họp báo bàn về quyết định nâng lãi suất này sẽ vô cùng cứng rắn”, ông Ablin nói.

Nhà đầu tư hiện đang đặc biệt quan tâm đến dự báo về kinh tế mà Fed đưa ra để có thể dự đoán được việc lãi suất sẽ tăng đến mức độ như thế nào và điều đó có ý nghĩa ra sao với kinh tế Mỹ.

Trên thị trường Mỹ, cổ phiếu Ford giảm sau khi hãng thông báo rằng các vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu dai dẳng sẽ có thể khiến hàng thiệt hại đến 1 tỷ USD trong quý 3/2022.

Theo số liệu kinh tế mới công bố, số lượng nhà xây mới trong ngày thứ Ba bất ngờ tăng dù rằng số lượng giấy phép xây dựng giảm sâu nhất tính từ tháng 4/2020.

Trước đó vào phiên ngày thứ Ba, thị trường đã chứng kiến một phiên trồi sụt, thị trường chứng khoán tăng điểm trong phiên chiều, chuỗi 2 ngày giảm điểm tạm chấm dứt.

Việc tỷ lệ lạm phát tăng cao vượt mọi kỳ vọng đồng nghĩa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể kiên nhẫn với việc nâng lãi suất dù rằng tác động thực sự của việc nâng lãi suất này chưa thực sự rõ ràng trên nền kinh tế, theo phân tích của chuyên gia tại quỹ Chilton Trust – ông Timothy Horan.

Dù rằng lạm phát chủ chốt hiện vẫn duy trì ở mức cao, giá cả nhiều loại hàng hóa như dầu hay thép đều giảm. Giá sản xuất đã hạ nhiệt nhanh hơn giá tiêu dùng. Thực tế này khiến nhiều người nói rằng lạm phát đã lập đỉnh dù rằng sẽ cần phải mất thời gian để nó giảm trở lại ngưỡng mục tiêu 2% của Fed.

Còn theo một cựu chuyên gia kinh tế tại Fed, ông But Horan, bản chất của lạm phát chính là một trong những nguyên nhân mà Fed cần phải tiếp tục mạnh tay siết chặt chính sách.

Ông Horan nói rằng ông sẽ vẫn lắng nghe những đối thoại của Fed về mục tiêu thắt chặt định lượng trong cuộc họp báo ngày hôm nay.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE