Chứng khoán 5/4: Động thái rũ tiền T+ của nhóm Ngân hàng

Ngân hàng vẫn luôn là ẩn số khó dự đoán. Một loạt mã đã chuyển sang giảm giá trong phiên chiều khiến VN-Index chính thức có phiên điều chỉnh.
Chứng khoán 5/4: Động thái rũ tiền T+ của nhóm Ngân hàng

Đến phiên hôm nay lực bán chốt lời đã hiện thực hóa vào kết quả giao dịch của VN-Index. Chỉ số chính thức điều chỉnh sau 3 phiên tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu có công trong việc kích hoạt chỉ số chuyển mình vào phiên thứ Sáu tuần trước là Ngân hàng đã có động thái muốn rũ bỏ nhà đầu tư lướt sóng theo T+. Hàng hoạt các cổ phiếu như BID (-2,1%), MBB (-1,06%), VIB (-1,99%), STB (-1,24%), ACB (-1,5%), CTG (-1,52%) đều cùng đánh mất thành quả tăng giá của 2 phiên trước.

Hệ quả tất yếu là VN30 không thể thành công trong việc ngoi lên sau những nỗ lực đáng khen ngợi trong phiên sáng. Chỉ số này quay đầu giảm 0,57% với sắc đỏ xuất hiện ở 19/30 mã.

Với nhiều cổ phiếu Midcap và Penny, đây là sự xác nhận điều chỉnh và một loạt các mã như VGC (-2,26%), KBC (-1,82%), AAA (-0,27%), NKG (-1,16%), CTD (-4,04%), HCM (-1,94%), HQC (-2,53%), DIG (-1,58%), GEX (-2,08%)… đã chốt phiên giảm giá.

Thị trường dù duy trì được tiền đầu cơ phân bổ sang LCG (+6,87%), OGC (+6,9%), ELC (+6,85%) nhưng chủ yếu vẫn là những trường hợp thuộc nhóm thiểu số.

Chốt phiên, VN-Index giảm 0,31% xuống 1.520,03 điểm. Thanh khoản sàn đạt 703,52 triệu đơn vị, tương đương 21.810 tỷ đồng.

Còn HNX-Index cũng khó đi ngược lại VN-Index và chốt phiên giảm 0,56% xuống 456,1 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 2.919 tỷ đồng.

Chỉ có UPCoM-Index có thể né được phiên điều chỉnh là nhờ vào ACV (+1,17%), BSR (+2,3%) vẫn tăng giá tới hết phiên. Chỉ số chỉ này dù vậy cũng không hút được tiền vào với việc chỉ tăng 0,03% lên 117,7 điểm. Giá trị giao dịch đạt 2.300 tỷ đồng.

****

VN30 chưa sa đà vào hoạt động chốt lời như lo ngại. Sắc đỏ của nhóm này đã thu hẹp xuống còn khoảng 37% mã thay vì 60% như thời điểm lúc 10h30.

Biên độ của các cổ phiếu trong rổ thực tế là vẫn hẹp nhưng chỉ có thêm một chút cầu bổ sung thì trạng thái đã dễ dàng xoay chiều trong biến động của chỉ số VN30. Các nhân tố kích hoạt cho nhịp tăng của VN30 là VHM (+1%), MSN (+1,2%) đã xuất hiện rất kịp thời giúp chỉ số này đang ở mức cao nhất phiên.

VN-Index vì vậy cũng đang có nhịp tăng điểm tốt nhất từ đầu phiên, cuối phiên sáng tăng 2,56 điểm lên 1.527,26 điểm (+0,17%).

Tuy nhiên, xét về hiệu quả, thị trường mới chỉ ghi nhận một số sự cải thiện khi số mã giảm thu hẹp xuống còn 44% trong khi số mã tăng là 42%.

Các cổ phiếu như VND (+3,83%), FLC (+1,72%) có phần còn bị lực bán triệt tiêu bớt đà hồi phục. Mới chỉ có DIG (+1,16%), DXG (+1,72%), NLG (+2,14%) đang cố gắng bám sát chuyển động của cổ phiếu lớn khi đảo chiều cuối phiên sáng.

Và yếu tố quan trọng nhất là dòng tiền cũng đang kém ổn định. Thanh khoản của HOSE hiện chỉ mức trung bình, đạt khoảng 12.336 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index cũng đang theo sát chuyển động HOSE khi đảo chiều sau nhịp rung lắc. Chỉ số này cũng tăng 0,19% lên 459,57 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đạt 1.727 tỷ đồng.

*****

Với sự tham gia ở mức vừa phải của nhóm Ngân hàng, 3 phiên tăng điểm liên tiếp vừa qua của VN30 có thể được đánh giá là rất xuất sắc. Rổ này đã làm được cùng lúc 2 nhiệm vụ là tạo ra sự điều tiết cho thị trường chung và đồng thời tạo ra cơ hội cho dòng tiền tìm kiếm được lợi nhuận.

Tuy nhiên, việc Ngân hàng không có sự tham gia trọn vẹn cũng khiến VN30 phải sớm đương đầu với việc chốt lời. Động thái bị bán chốt lời thực tế đã được ghi nhận từ chiều ngày thứ Sáu ở một vài cổ phiếu và đã rõ hơn trong phiên hôm qua.

Cho đến sáng nay, phe bán đã khiến cho sắc đỏ áp đảo tại VN30 khi có khoảng 60% mã giảm. VNM hiện đang là cổ phiếu giảm nhiều nhất, khoảng 1,7% xuống 80.700 đồng/cổ phiếu. Theo thống kê, VNM đã tăng khoảng 12% kể từ phiên 28/3 nên việc điều chỉnh lúc này là tất yếu.

Ngoài VNM, các cổ phiếu BID (-1,6%), NVL (-1,3%), TCB (-1,1%) cũng đều giảm trên 1%. Phần lớn các mã còn lại chỉ điều chỉnh với biên độ dưới 1%.

Việc luân chuyển giữa các cổ phiếu tăng gần như đang bị gián đoạn khi không có mã nào tăng trên 2%. Mã tăng tốt nhất lúc này là POW (+1,9%) lại không được xem là cổ phiếu có trọng số lớn trong rổ.

Và thực tế, hiệu ứng nhóm ngành của POW lên các cổ phiếu Năng lượng cũng chưa được phản ánh rõ nét vào chuyển động giá của các mã như REE (+0,4%), PC1 (-0,4%), HDG (-1,3%), PGV (0%).

Khá nhiều nhóm ngành đã ghi nhận được sự tích cực cũng đang tỏ ra suy yếu như Khu Công nghiệp và Chứng khoán. Hiện chỉ có một vài cổ phiếu như VND (+4,7%), FTS (+2,1%), BCM (+1,9%) còn giữ được sắc xanh ở 2 nhóm ngành này.

Còn tại nhóm Bất động sản, sự chia rẽ thể hiện rõ qua việc SJS (+2%), HBC (+1,8%), HDC (+1,6%), VCG (+1,5%) đang đối lập với CTD (-2,6%), LDG (-2%), DPG (-1,6%), DIG (-1,8%).

Đây cũng là cơ hội để đánh giá các nỗ lực hồi phục của nhóm FLC sau 2 phiên có cầu bắt đáy tham gia. Hiện FLC (+4,3%) vẫn tăng khá mạnh trong khi ROS, HAI, AMD đang chủ yếu lình xình do chưa hút được thêm tiền.

Tính đến 10h30, VN-Index đã trải qua một nhịp rung lắc nhẹ và đang giảm xuống 1.523 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,09% xuống 458 điểm.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE