Chứng khoán 23/3: Tiền nội lại nhanh tay chốt lời, khối ngoại tiếp tục mua thêm

Do đã chờ chực chốt lời từ trước nên chỉ cần một vài động thái tạo áp lực tại VN30, hoạt động bán ra đã dễ dàng được hiện thực hóa ở hàng loạt cổ phiếu. Dù vậy, khối ngoại lại càng tranh thủ cơ hội để giải ngân thêm trong phiên chiều.
Chứng khoán 23/3: Tiền nội lại nhanh tay chốt lời, khối ngoại tiếp tục mua thêm

Vấn đề tăng điểm không cùng thanh khoản có thể được ngó lơ đi nhưng sang phiên chiều lại thành cái cớ để phe bán ra hiện thực hóa lợi nhuận.

Chỉ cần một vài thao tác tiền lớn cũng có thể kích hoạt được hiện tượng này xảy ra thông qua các mã đã được dùng để kéo tăng như MSN (-1,01%), HPG (-0,2%), VRE (-1,05%) trong đó MSN đảo chiều từ 14h15 còn HPG bị đè giá trong phiên ATC.

Đó là chưa kể đến việc GAS (-2,3%), PLX (-1,4%) cũng tạo ra nhiều sức ép hơn trong giai đoạn cuối phiên chiều. Sau các nhịp rung lắc, chỉ số VN30 đã bị ép đóng cửa ở mức thấp nhất phiên dù hôm nay không phải là phiên đáo hạn phái sinh.

Còn VN-Index đánh mất hết thành quả tăng phiên sáng để giảm 1,44 điểm xuống 1.502,34 điểm (-0,1%). Sắc đỏ nhanh chóng lan ra và đạt 260 mã giảm so với 192 mã tăng và 50 mã đứng giá tham chiếu.

Một loạt các cổ phiếu từ Bất động sản, Dầu khí cho đến Chứng khoán, Thép đều ảnh hưởng theo như HSG (-2,2%), PVD (-1,8%), VCG (-1,22%), FCN (-2,17%), VND (-0,62%), VCI (-1,17%), LCG (-0,9%)…

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc chốt lời chưa diễn ra quá mạnh nên đà giảm của các cổ phiếu trên cũng không cao. Những mã đã tăng tốt từ sáng nay do đó cũng chưa bị ảnh hưởng theo: DGC (+6,42%), HQC (+6,95%), DGW (+6,9(%), DPM (+4,55%), ASM (+6,94%), CTD (+4%) giữ vững thành quả.

Lực mua của khối ngoại cũng không hề bị suy yếu theo các diễn biến từ tiền nội. Thay vào đó, họ còn bổ sung thêm hơn 250 tỷ đồng trong phiên chiều, và ghi nhận một phiên bơm ròng hơn 1.000 tỷ đồng. Mã được ưu tiên nhất vẫn là DGC khi tới cuối phiên đã nhận được hơn 300 tỷ đồng từ nhà đầu tư ngoại.

Thanh khoản thị trường có phần hụt nhẹ so với phiên hôm qua, khi đạt 28.486 tỷ đồng, tương đương 861,13 triệu đơn vị.

Còn HNX-Index lẽ ra cũng đã điều chỉnh theo nếu như không có NVB (+8,2%) đi theo lối đi quá riêng biệt. Các mã HUT (-9,8%), PVS (-1,9%), L14 (-2%), PVC (-4,6%), NDN (-1,2%) đều gây ra áp lực nhưng đã bị NVB triệt tiêu hoàn toàn. Chỉ số này vẫn tăng 0,16% lên 462,1 điểm, giá trị giao dịch đạt 4.175 tỷ đồng.

Còn UPCoM-Index lại chịu đi theo VN-Index khi VGT (-0,8%), BSR (-1,1%), OIL (-2,1%) giảm giá. Chỉ số giảm 0,19% xuống 116,58 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.619 tỷ đồng.

*****

Dòng tiền đã lựa chọn cách định hướng tâm lý chung bằng việc tác động vào mã thuộc nhóm phi tài chính. MSN (+3%), SAB (+3,1%), GVR (+2%) đều được đẩy giá lên với quy mô giao dịch chưa đến 200 tỷ đồng.

Về mặt hiệu ứng điểm số, VN30 lẫn VN-Index đều đáp ứng được tiêu chí hiệu quả khi tăng lần lượt 0,39% và 0,63%.

Nhưng cũng cần phải chú ý đến việc top 5 mã giao dịch tốt nhất của HOSE hiện chỉ có duy nhất HPG là thuộc VN30 trong khi GEX (+3,44%), DGC (+4,5%), ITA (+5,4%), DPM (+4,85%) đều đang nằm ngoài rổ. Trong khi đó, các cổ phiếu Bán lẻ, Năng lượng như FRT, PET, DGW, PC1 tiếp tục tăng mạnh nên xu hướng ưu tiên các cơ hội ở nhóm Midcap và Penny vẫn chưa có sự thay đổi.

Số mã tăng cuối phiên của HOSE đạt 265 mã so với 153 mã so với 78 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index đã rướn qua 1.510 điểm, tăng 9,5 điểm lên 1.513,28 điểm (+0,63%). Giá trị giao dịch tụt giảm xuống còn 14.840 tỷ đồng.

Khối ngoại sau 2 phiên mua ròng cũng đang tạo được sự ấn tượng khi giải ngân tới hơn 750 tỷ đồng. Các mã được khối này bơm tiền vào trong sáng nay như DGC, MSN, GEX, DPM, DIG đều có được sắc xanh.

Trong khi đó, HNX-Index tạm dừng phiên sáng ở 463,9 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 2.335 tỷ đồng.

*****

Bất động sản nguội đi, thị trường đã có nhóm Bán lẻ, Hóa chất

Việc chốt lời nhanh các cổ phiếu Bất động sản phiên chiều qua đã buộc đà tăng của nhiều cổ phiếu ngành này phải chậm lại. Sự điều chỉnh nhẹ vẫn đang diễn ra ở các mã PDR (-1,3%), CSC (-1,4%), HDG (-0,7%), NTL (-0,4%) trong khi đó các mã chiều tăng như NLG (+2%), SCR (+1,1%), VCG (+0,6%), CTD (+3,7%) chỉ dám tăng vừa phải.

Dòng tiền đã lựa chọn tạm chuyển hướng sang nhóm Bán lẻ, Hóa chất và các cổ phiếu như DGC (+5,2%), CSV (+4,8%), DGW (+6,99%), PET (+6,83%), FRT (+6,99%) đã đón nhận một cách tích cực. DGC thậm chí còn đang tạm thời là mã được giao dịch mạnh nhất HOSE khi đạt gần 350 tỷ đồng. Theo ghi nhận, vẫn có một lượng tiền đáng kể của nhà đầu tư ngoại đổ vào DGC, khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Nhóm Năng lượng cũng đang trở lại khá khả quan với POW (+3,33%), PC1 (+4,99%) trong đó POW trở thành mã nổi bật nhất VN30, vượt mặt hàng loạt tên tuổi khác. Xét về giá trị giao dịch, POW chỉ đứng sau 2 cổ phiếu HPG và NVL trong rổ.

Với Ngân hàng, vấn đề thiếu tiền giao dịch vẫn chưa được giải quyết. Nhưng ít nhất, hầu hết các cổ phiếu vẫn đang cố gắng duy trì sự ủng hộ tâm lý với sắc xanh xuất hiện ở các cổ phiếu như BID (+0,9%), SHB (+0,7%), CTG (+0,8%), VPB (+0,4%), TPB (+0,4%), VIB (+0,3%), MBB (+0,5%), HDB (+0,4%).

Tính đến 10h30, VN-Index đã áp sát 1.510 điểm còn HNX-Index cũng tăng lên 465 điểm. Mã đóng góp nhiều nhất cho HNX đang là NVB (+7,3%) dù giá trị giao dịch chưa đến 10 tỷ đồng.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE