Chứng khoán 18/2: Khối ngoại là tác nhân chính khiến VN-Index mất gần 7 điểm

Trong khi bán ra không đáng kể trên HNX, khối ngoại lại rút tiền mạnh trên HOSE. 2 sàn này do đó phải chứng kiến 2 kết cục trái chiều nhau: HNX-Index tăng 0,46% trong khi VN-Index lại giảm 0,73%.
Chứng khoán 18/2: Khối ngoại là tác nhân chính khiến VN-Index mất gần 7 điểm
Ngân hàng chỉ giữ đà tăng vừa phải và không hề có ý định "giải cứu" thị trường khỏi áp lực của VIC. Nguyên nhân chính là khối ngoại đã có một phiên rút ròng khá mạnh, khoảng 284 tỷ đồng trên HOSE.
Ngoài VIC bị bán ròng gần 40 tỷ đồng thì các mã như CTG (-36 tỷ đồng), VNM (-26,7 tỷ đồng), VCB (-12,8 tỷ đồng) cũng bị bán ra. Trong khi đó sức lực của bên mua vẫn còn giới hạn không thể nhảy vào "cân lênh". Chính vì vậy, VN-Index đã giảm thêm trong phiên chiều. Chỉ số giảm 6,84 điểm xuống 927,93 điểm (-0,73%).
Dù vậy, phản ứng của thị trường không hề cho thấy sự tháo chạy nào. Có chăng chỉ làm chậm lại quá trình hồi phục của nhiều cổ phiếu. Còn lại một số mã tăng trần như IMP, DRH, GAB, AMD, HAR, PHR hầu như không chịu ảnh hưởng.
FPT (+3,32%) là một trường hợp điển hình cho thấy tâm lý vẫn đang có chiều hướng cải thiện lên. Mã này đóng cửa ở mức cao nhất phiên cùng với giá trị đạt gần 100 tỷ đồng. Thanh khoản của FPT hôm nay đã lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây.
Tổng cộng HOSE vẫn có 162 mã tăng so với 175 mã giảm và 67 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản sàn đạt 187,75 triệu đơn vị, tương đương 3.549 tỷ đồng trong đó có 813 tỷ đồng thỏa thuận.
Sàn HNX là nơi phản ánh rõ nhất sự ổn định khi khối ngoại không gây nhiều ảnh hưởng. ACB (+0,8%) vẫn là cổ phiếu tiếp sức chính. Thậm chí mã này còn có hơn 14,6 triệu cổ phiếu thỏa thuận ở giá trần, tương đương 424 tỷ đồng.
HNX-Index đóng phiên vẫn tăng 0,46% 110,07 điểm. Thanh khoản sàn đạt 44,19 triệu đơn vị, tương đương 868 tỷ đồng.
Còn UPCoM, đã không có nhiều giao dịch đáng chú ý. Chỉ số HNX-Index giảm 0,02% xuống 56,25 điểm. Thanh khoản đạt 16,26 triệu đơn vị, tương đương 398 tỷ đồng.
=============
Chứng kiến VIC (-2,96%), VRE (-2,4%) giảm trong phiên, nhà đầu tư đã không còn quá lạ lẫm. Hoạt động cơ cấu của khối ngoại đã kéo dài trong thời gian qua và không phải là những yếu tố liên quan đến cốt lõi của doanh nghiệp. Cùng với đó, tiền lớn cũng luôn tỏ ra khá trách nhiệm khi chủ động mua vào VIC vào thời điểm cuối phiên để hạn chế tác động xấu lên chỉ số.
Do đó, sự hồi phục chung đã được ghi nhận nhiều hơn và không còn tập trung chỉ ở nhóm Ngân hàng. Thị trường đã có thêm nhiều mã tăng trần như SCR, IMP, DRH, AMD, GAB.
Một số khác cũng hồi phục khá tốt và đạt được mức tăng 2-4% như TCM (+2,48%), DLG (+3,08%), ITA (+3,1%), STK (+2,14%), PC1 (+2,88%), LDG (+3,38%), SJS (+2,76%).
Tổng cộng toàn HOSE đang có 160 mã tăng so với 146 mã giảm và 57 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số VN-Index giảm 0,34% xuống 931,56 điểm. Thanh khoản đạt 108,7 triệu đơn vị, tương đương 1.931 tỷ đồng.
Còn HNX-Index đang cho thấy rõ hơn sự quyết liệt. Sau khi bứt khỏi vùng lình xình lúc 10h, chỉ số tiếp tục leo dốc. Tính đến cuối phiên sáng, HNX-Index tăng 0,67% lên 110,3 điểm. Thanh khoản đạt 17 triệu đơn vị, tương đương 279 tỷ đồng. 
Các cổ phiếu trụ của sàn tiếp tục thể tích cực trong đó ACB (+1,52%) nổi bật nhất và đã có gần 100 tỷ đồng giao dịch.
=============
BID đã trở lại vào hôm qua và vẫn tiếp tục tăng được 1% lên 52.000 đồng/cổ phiếu sau 1 tiếng giao dịch. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn nhóm Ngân hàng vẫn còn một lượng tiền lớn được đẩy vào khi BID chỉ mới giao dịch được gần 15 tỷ đồng. Và CTG (+1,51%) đã cho thấy sự hồi phục rất kịp thời cùng hơn 90 tỷ đồng giao dịch. Trước đó, CTG đã có liền 4 phiên điều chỉnh nhẹ.
Và nhờ đó, VPB (+1,48%), HDB (+0,2%) đều tăng giá tự tin hơn. Tác động của nhóm Ngân hàng cũng giúp hạn chế các giao dịch cơ cấu của khối ngoại tại VIC (-2,8%). Hiện khối này vẫn tiếp tục bán ròng hơn 100 nghìn đơn vị.
VN-Index chỉ giảm 0,4% xuống 931,05 điểm, thấp hơn mức giảm của chỉ số khu vực như NIKKEI 225, HSI, KOSPI hiện đều giảm trên 1%. Các thị trường này hiện đang chịu tác động từ việc Apple công bố COVID-19 có thể ảnh hưởng tới doanh thu hãng qua đó tác động tới kết quả kinh doanh của một loạt nhà cung cấp tại châu Á.
Trừ một số cổ phiếu đang giảm sàn như ROS, LMH, thị trường hầu như không ghi nhận nhiều mã giảm sâu, chủ yếu trong biên độ 1%. Trong khi đó, vẫn có những trường hợp hồi phục tốt như CTD (+5%), DRH (+6,6%), GAB (+6,96%), IMP (+5,45%), PHR (+2,53%), AMD (+6,86%), SBT (+1,88%).
Với HNX, do dòng vốn ngoại không quá ảnh hưởng, ACB (+0,76%), VCS (+4%), PVS (+0,61%) còn đang phát động nhịp tăng cho chỉ số. HNX-Index tăng 0,25% lên 109,84 điểm.

Đọc tiếp

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Chat với BizLIVE