"Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có đột biến lớn có thể gây sốc thị trường gạo xuất khẩu"

Chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, an ninh lương thực toàn cầu bị ảnh hưởng, nhiều người nghĩ rằng sẽ tác động lên thị trường gạo xuất khẩu. Song, theo chuyên gia, đến nay vẫn chưa thấy có một đột biến lớn nào...
Xuất khẩu gạo từ đầu năm đến 15/6 đạt hơn 3,114 triệu tấn, trị giá hơn 1,524 tỷ USD; so với cùng kỳ năm ngoái tăng 12,09% về lượng và tăng 8,13% về giá trị
Xuất khẩu gạo từ đầu năm đến 15/6 đạt hơn 3,114 triệu tấn, trị giá hơn 1,524 tỷ USD; so với cùng kỳ năm ngoái tăng 12,09% về lượng và tăng 8,13% về giá trị

Đó là nhận định của ông Phạm Quang Diệu – Chuyên gia phân tích thị trường gạo, Công ty AgroMonitor tại hội thảo “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam” do Nhịp sống Doanh nghiệp – BizLIVE (Tạp chí Lao động và Công đoàn) tổ chức tại TP. Cần Thơ tuần qua.

Ông Phạm Quang Diệu – Chuyên gia phân tích thị trường gạo, Công ty AgroMonitor

Xóa dần quá khứ "ác mộng"

Theo số liệu thống kê mới công bố của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo nửa đầu tháng 6/2022 đạt 346.231 tấn, trị giá 170,863 triệu USD; so với nửa đầu tháng 6/2021 tăng 90,45% về lượng và tăng 66,53% về kim ngạch. Cộng dồn từ đầu năm đến 15/6 đạt hơn 3,114 triệu tấn, trị giá hơn 1,524 tỷ USD; so với cùng kỳ năm ngoái tăng 12,09% về lượng và tăng 8,13% về giá trị.

Hiện nay gạo xuất khẩu hầu hết là chính ngạch, trong khi trước đây lượng gạo xuất tiểu ngạch vô cùng lớn, ước tính gần 2 triệu tấn/năm. Gạo xuất tiểu ngạch chủ yếu đi Trung Quốc, phẩm cấp thấp, giá rẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo Việt Nam.

“Gạo xuất tiểu ngạch giá thấp chính là cơn ác mộng đối với gạo xuất khẩu chính ngạch”, chuyên gia phân tích thị trường gạo, Công ty AgroMonitor nhấn mạnh khi nhìn lại câu chuyện trước đây.

Tuy nhiên, vài một vài năm gần đây gạo xuất tiểu ngạch đi phía Bắc còn lại rất ít, nhưng lại có một xu hướng là xuất tiểu ngạch đi Campuchia và Lào, chủ yếu là nếp và điểm đến vẫn là thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì sự chi phối bởi thị trường Philippines. Trước đây, Philippines nhập khẩu gạo theo hợp đồng G2G chủ yếu gạo IR 50404 để phân phối gạo cho người nghèo, với sự độc quyền của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA). Nhưng từ khi Philippines cho tư nhân nhập khẩu gạo thì thị trường này vươn lên rất mạnh mẽ, và chủ yếu nhập khẩu các loại gạo thơm hoặc các loại gạo cao cấp như ĐT8, OM18, OM545.

Nhờ xuất khẩu chủ yếu gạo phẩm cấp cao nên từ năm 2019 đến nay mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có tăng lên so với năm 2021, nhưng so với năm 2019 vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Trong khi đó, giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ đều có xu hướng không tăng cao so với trước đây.

Thái Lan e ngại sức cạnh tranh gạo Việt Nam

Khi so sánh giá gạo nếp, gạo thơm của Thái Lan với nếp, ĐT8 và gạo Jasmine của Việt Nam thì giá của Thái Lan luôn cao quá cao, tất nhiên chất lượng của họ cũng rất đáng kể. Song, khi Việt Nam tiến vào thị trường nếp và gạo thơm với giá rất cạnh tranh thì doanh nghiệp Thái Lan hết sức lo ngại.

Ước tính quy mô thị trường nếp thế giới khoảng 700.000 - 800.000 tấn thì nếp Việt Nam chiếm đến từ 70% đến 80%, đây là điểm rất đáng lưu ý khiến cho nếp Thái Lan e ngại.

Philippines nhập khẩu rất nhiều gạo OM5451, OM18 và ĐT8 của Việt Nam và các loại gạo này đang chi phối hoàn toàn thị trường, nên Thái Lan hết sức e ngại sự cạnh tranh của các loại gạo này. Trước đây, khi còn nhập khẩu gạo Việt Nam với khối lượng lớn thì gạo OM 5451, OM18 và ĐT8 là những loại gạo Trung Quốc rất chuộng.

“Giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan cho dù có đôi lúc giá có cao hơn, nhưng sẽ khó đòi hỏi gạo Việt có giá bán bằng với Thái khi mà chất lượng không thực sự ngang bằng họ, nhưng xét về mặt thị trường thì giá gạo Việt Nam đang rất cạnh tranh và trong kinh doanh có lợi nhuận là đã thành công”, ông Diệu khẳng định.

Thị trường gạo dễ biến động lớn

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2022 và cả năm 2023 tồn kho gạo vẫn ở ngưỡng trên 180 triệu tấn, thậm chí cao hơn cả năm 2019 và 2020.

“Qua đó cho thấy yếu tố yểm trợ cho thị trường tương đối đảm bảo, song điều này cũng không có gì là chắc chắn, bởi sản xuất gạo rất lớn nhưng thương mại gạo lại rất nhỏ và chỉ cần một cú sốc từ sản xuất, hay thương mại chỉ cần biến động một chút cũng sẽ đẩy giá gạo rất cao, vì gạo là mặt hàng đặc biệt và các diễn đàn quốc tế đều nói rằng gạo là mặt hàng chính trị.

Những lệnh cấm xuất khẩu gạo hay tăng cường nhập khẩu gạo có thể xảy ra trong thời kỳ biến động lương thực, và trong hoàn cảnh như vậy giá cả sẽ biến động vô cùng lớn. Hiện thị trường gạo chưa bị cú sốc lớn, và số liệu của USDA thị trường tương đối được đảm bảo, nhưng không có gì là chắc chắn 100% cả. Do vậy, cần theo dõi sát sao và có cái nhìn tổng quan để đưa ra những phán đoán chính xác”, ông Diệu nhấn mạnh.

Các ngành liên quan cần theo sát

Chia sẽ thông tin tổng quan về thị trường lúa gạo trong thời gian qua và dự báo về triển vọng xuất khẩu thời gian tới ông Diệu cho biết, vừa rồi dự báo Ấn Độ có khả năng dừng xuất khẩu gạo. Đó là một trong những tin tức được doanh nghiệp rất quan tâm nhưng cuối cùng Ấn Độ cho biết sẽ không dừng xuất khẩu gạo, mặc dù trong kho của họ còn rất nhiều, vì vậy cần phải theo dõi yếu tố Ấn Độ.

Chính phủ mới Philippines có đề cập đến vai trò nhập khẩu gạo của NFA cùng với việc Tổng thống nước này kiêm luôn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Nếu Philippines quay lại cơ chế nhập khẩu của NFA sẽ là một thách thức đối với gạo Việt Nam, vì rất có thể Việt Nam sẽ quay trở lại cái bẫy xuất khẩu gạo cấp trung bình và thấp.

Thời gian qua Indonesia mua gạo rất ít, nay có thông tin họ sẽ quay trở lại thị trường gạo. Đây là một tín hiệu rất tốt để Việt Nam chuyển sang cơ cấu gạo phẩm cấp cao.

Thị trường Iraq có khả năng quay trở lại và trước đây Iraq nhập khẩu gạo cấp thấp, thời gian sau họ rất chuộng ĐT8, nhưng 2 năm gần đây Iraq không mua gạo Việt Nam mà chuyển sang mua gạo Thái Lan. Thị trường Trung Quốc sẽ vẫn duy trì tiến độ nhập khẩu như hiện nay.

“Tại thời điểm hiện nay khi nói về thị trường tôi vẫn chưa thấy có một đột biến lớn nào. Song, do gạo là ngành kinh doanh rất nhạy cảm với những biến động của thị trường, vì vậy các lĩnh vực liên quan như logistics, tài chính cần phải theo sát để có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng, chính sách kinh doanh phù hợp, như vậy sẽ giúp ngành gạo hoạt động kinh doanh tốt hơn”, ông Diệu nhận định.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE