Chủ tịch REE: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp phải tự đặt mình trong khuôn khổ pháp lý

Chủ tịch Hội đồng quản trị REE, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đồng tình với quan điểm của Thủ tướng là "không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế, nhưng tất nhiên những ai cố tình làm hại thị trường thì phải được xử lý".
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh (REE) - Ảnh: VGP
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh (REE) - Ảnh: VGP

Phát biểu tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chiều 22/4, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia đều cho rằng thị trường vốn có vai trò như mạch máu của nền kinh tế.

Trong đó, bên cạnh thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp, TPDN là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, cần thực hiện các giải pháp giúp cho thị trường phát triển nhanh và bền vững, đồng thời, phải ngăn chặn việc lũng đoạn thị trường.

Không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế

Là người đứng đầu của một trong những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh (REE) nhớ lại, năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời là một kênh huy động vốn rất hiệu quả với khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý chặt chẽ là vào thời điểm đó và vài năm sau đó. Còn đến thời điểm hiện tại có thể bổ sung hay cập nhật thêm, bởi vì những phát sinh từ thực tế rất nhiều.

Chủ tịch HĐQT REE đồng tình với quan điểm của Thủ tướng là "không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế, nhưng tất nhiên những ai cố tình làm hại thị trường thì phải được xử lý".

"Khuôn khổ pháp lý cho việc doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường trái phiếu và TPDN đã khẳng định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp một cách rõ ràng và chặt chẽ", bà Thanh nói và cho biết, tại REE, đã có nhiều đợt phát hành cổ phiếu mới ra thị trường cũng như công chúng và gần đây phát hành 2 đợt trái phiếu gồm TPDN có quy mô 1.000 tỷ và 100 triệu USD nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển.

"Các nhà đầu tư quan tâm và giao dịch thành công gồm quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng... tất cả họ đều quan tâm đến tính minh bạch trong công bố thông tin. Đó chính là cam kết của tổ chức phát hành trái phiếu", bà nói và cho rằng phải có một tổ chức để giám sát tính minh bạch trong quá trình thực hiện.

Cùng với đó, là tính khả thi đã được chứng minh trong quá khứ được thể hiện trên kết quả báo cáo tài chính hợp nhất và đặc biệt các tổ chức phát hành là công ty niêm yết, qua đó nhà đầu tư có thể kiểm chứng thông tin dễ dàng. Ngoài ra, tổ chức phát hành cần báo cáo định kỳ về sử dụng vốn huy động và tất nhiên phải có trách nhiệm trả lãi và vốn đúng hạn cho trái chủ.

Lãnh đạo REE cho rằng bên cạnh vốn vay ngân hàng thì kênh huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hai kênh vô cùng quan trọng và hữu ích cho doanh nghiệp phục vụ cho phát triển công ty trong trung và dài hạn.

"Phát hành trái phiếu, cổ phiếu đều đòi hỏi tính minh bạch và các doanh nghiệp phải tự đặt mình trong khuôn khổ pháp lý và trách nhiệm rất cao", bà Thanh nhấn mạnh.

Về mặt luật định, Chủ tịch REE kiến nghị cần có thêm các quy định chặt chẽ hơn về người chịu trách nhiệm và tài sản thế chấp phải được định danh cũng như có tính thanh khoản cao. Chế tài cũng cần được đặt ra đối với những trường hợp đã chệch hướng như thông tin đã được công bố. Về pháp lý, cần củng cố thêm trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán, định giá và giám sát tài sản.

Cần yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc với doanh nghiệp phát hành

Đồng quan điểm, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) cho rằng, phát triển thị trường vốn là điều kiện tất yếu để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Theo ông, trong những năm vừa qua, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn trung dài hạn với khối lượng lớn, chi phí hợp lý, cơ cấu linh hoạt.

Để giúp thị trường vốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Chủ tịch VCB kiến nghị cần khuyến khích sự hình thành và phát triển của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Cùng với đó cần sớm yêu cầu xếp hạng tín nhiệm độc lập bắt buộc đối với doanh nghiệp phát hành và trái phiếu phát hành.

"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp và trái phiếu phát hành là một trong các yếu tố then chốt giúp thị trường hoạt động minh bạch, hiệu quả", ông nói.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Ngân hàng Vietcombank - Ảnh: VGP

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Ngân hàng Vietcombank - Ảnh: VGP

Cũng theo Chủ tịch VCB, quy mô TPDN phát hành riêng lẻ của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm và lớn hơn nhiều so với quy mô TPDN phát hành ra công chúng. Tuy nhiên, các TPDN phát hành ra công chúng được niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX, tuyệt đại bộ phận các TPDN phát hành riêng lẻ được lưu ký và giao dịch phân tán.

Do đó, ông đề nghị nên sớm xem xét hình thành thị trường giao dịch tập trung đối với TPDN phát hành riêng lẻ. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường, tăng khả năng giám sát của các cơ quan quản lý, bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, ông cho rằng, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư cũng cần được liên tục cải thiện. Cùng với đó, công tác hậu kiểm và chế tài đi kèm đối với các doanh nghiệp phát hành, các tổ chức tham gia vào qui trình phát hành và giao dịch TPDN phải đủ sức răn đe để đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch, có kỷ cương, kỷ luật.

Bàn thêm về giải pháp phát triển thị trường trái phiếu, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội (TP.HCM) nêu một số giải pháp.

Thứ nhất, cần bổ sung và điều chỉnh kịp thời các quy định pháp lý về phát hành trái phiếu, trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp huy động vốn qua kênh này.

"Chúng ta tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán sẽ tăng tích tụ vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng thương mại, bởi độ sâu tài chính, trong đó vốn tín dụng trên GDP Việt Nam của chúng ta hiện nay đã đạt đến mức 124% của GDP, cho nên chúng ta cần phải chia sẻ rủi ro trong cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại", PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói.

Thứ hai, cần bổ sung kịp thời, điều chỉnh các quy định pháp lý về phát hành trái phiếu, trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp huy động vốn qua kênh nhưng đồng thời phải hạn chế các rủi ro không đáng có cho nhà đầu tư.

Thứ ba, trong bản cáo bạch cho phát hành trái phiếu phải quy định rõ mục đích, lộ trình huy động vốn, định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng công ty phát hành phải công bố công khai tình hình giải ngân vốn và mục đích sử dụng những loại vốn đã giải ngân.

Bên cạnh đó đánh giá tình hình giải ngân so với kế hoạch huy động trong bản cáo bạch, việc công bố thông tin định kỳ này giúp thị trường giám sát sử dụng vốn huy động.

Thứ tư, cần tăng cường thêm các công ty xếp hạng tín nhiệm, hiện nay Việt Nam chúng ta quy mô rất lớn nhưng chỉ có hai công ty định mức tín nhiệm cho nên tăng cường cấp phép thêm các công ty định mức tín nhiệm, và yêu cầu việc phát hành trái phiếu này phải có xác định của công ty định mức tín nhiệm.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

VNDIRECT cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật ngày 24/3 và đã được khắc phục, đang trong quá trình kết nối trở lại tuy nhiên quá trình hồi phục dự kiến mất thời gian.

Chat với BizLIVE