Chính quyền nhiều tỉnh tại Trung Quốc vẫn phong tỏa ngặt nghèo để ngăn COVID-19

Thách thức trong phòng chống dịch của Trung Quốc đã trở nên rõ nét trong ngày thứ Năm khi mà Trung Quốc ghi nhận kỷ lục 31.444 ca lây nhiễm COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính quyền nhiều thành phố tại Trung Quốc đang lờ đi quy định của chính phủ về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 khi mà họ chật vật với tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao. Riêng trong ngày thứ Năm, số lượng ca nhiễm COVID-19 mới tăng vọt lên mức cao kỷ lục.

Chính quyền Bắc Kinh vào tháng này đã thông báo sẽ nới lỏng chính sách không COVID-19, tuy nhiên tình trạng lây lan mạnh của các biến chủng đang khiến cho chính quyền các địa phương gặp khó bởi họ chật vật với quy định từ cấp trên, họ không thể giữ số lượng ca nhiễm COVID-19 ở mức thấp nhưng cùng lúc đó vẫn duy trì được nền kinh tế tăng trưởng tốt.

“Cho đến nay, nỗ lực của chính quyền trung ương trong việc giảm thiểu tối đa việc gián đoạn kinh tế và cải thiện tình trạng phong tỏa để ngăn COVID-19 chưa đạt được mục tiêu nào, các đợt bùng dịch vẫn xảy ra và thêm nhiều thành phố phải áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn dịch”, chuyên gia phân tích tại tổ chức nghiên cứu Gavekal Dragonomics – ông Ernan Cui phân tích.

Thách thức trong phòng chống dịch của Trung Quốc đã trở nên rõ nét trong ngày thứ Năm khi mà Trung Quốc ghi nhận 31.444 ca lây nhiễm COVID-19, cao hơn so với thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 4/2022 khi mà thủ đô tài chính Thượng Hải bị phong tỏa trong vòng 2 tháng.

Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) mới đây đã kêu gọi chính quyền các địa phương tránh phong tỏa toàn diện, trước đây là trọng tâm chính sách chống dịch của Trung Quốc, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đi lại giữa các tỉnh.

Tuy nhiên, chính quyền các địa phương đang không thực hiện theo đề nghị của chính quyền trung ương khi mà số lượng ca nhiễm tăng vọt, chi phí chống dịch vì vậy tăng cao theo trong khi ngân sách các địa phương đang có nhiều hạn hẹp.

Chính quyền thành phố Thượng Hải từ ngày thứ Năm bắt đầu cấm du khách từ những nơi khác đến thành phố 25 triệu dân này ghé thăm nhà hàng, quán bar, trung tâm mua sắm và siêu thị trong vòng 5 ngày sau khi họ đến Thượng Hải dù rằng trên thực tế Thượng Hải ghi nhận chỉ 435 trường hợp lây nhiễm COVID-19 tính từ đầu tháng này.

Tình hình tại Thượng Hải như vậy khác hoàn toàn so với Bắc Kinh khi mà riêng từ đầu tháng 11/2022 đến nay đã có đến 9.700 ca lây nhiễm COVID-19. Trong tuần này, chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã đóng cửa trung tâm mua sắm, công viên và bảo tàng, đồng thời phong tỏa thêm một số quận khi mà quan chức cảnh báo rằng chính quyền thành phố đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Điểm nóng du lịch tại thành phố Ninh Ba thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc đã cấm việc đi lại lien tỉnh và từ ngày thứ Hai đã bắt đầu yêu cầu tất cả những người đến từ bên ngoài tỉnh phải xét nghiệm PCR sau mỗi ba ngày và đồng thời cấm sử dụng phương tiện công cộng.

Các biện pháp khắt khe của chính phủ Trung Quốc đang tạo ra tâm lý bất bình trong người dân khi mà đại dịch COVID-19 bắt đầu đã được ba năm. Tình trạng bất ổn đã dâng cao tại tỉnh Quảng Châu nơi mà hàng triệu người phải phong tỏa, ngoài ra, tình trạng phong tỏa tại Trịnh Châu cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới.

Từ khi ra mắt thế hệ iPhone mới, Apple liên tục gặp tình trạng không đủ hàng cung cấp ra thị trường. Nguyên nhân đến từ việc nhà máy lớn nhất của đối tác Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc) hoạt động bất ổn. Ước tính, sản lượng iPhone được nhà máy Trịnh Châu cung cấp ra thị trường lên đến 35-40% doanh số bán ra.

Căng thẳng về nguồn nhân lực tại nhà máy iPhone của Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc) bắt đầu từ cuối tháng 10 khi hàng loạt công nhân bỏ trốn do lo ngại Covid-19. Theo nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc, nhà máy Trịnh Châu thiếu 100.000 lao động. Để duy trì hoạt động bình thường, nhà máy phải nhờ đến trưởng thôn huy động dân làng tham gia dây chuyền sản xuất.

Foxconn cũng đưa ra các chính sách ưu đãi về lương và thưởng để tuyển thêm người. Khoản trợ cấp lớn khuyến khích nhiều công nhân quay lại nhà máy. Nhờ đó, 72.000 người đăng ký “làm việc gắn bó” cho Foxconn.

Tuy nhiên, những quy định phòng dịch phức tạp của chính quyền khiến kế hoạch “tuyển quân” của Foxconn Trịnh Châu gặp khó. Công ty thông báo ngừng tuyển dụng do không sắp xếp kịp giường bệnh và khu cách ly. Theo quy định, người được thuê mới phải trải qua 4 ngày cách ly trước khi bắt đầu làm việc.

Nhà máy Foxconn chứa được 20-30 nghìn giường cách ly trong khi số lượng giường để đáp ứng nhu cầu công nhân là 50 nghìn. Lao động trong nhà máy chia làm 11 nhóm, được quản lý theo quy trình khép kín chặt chẽ để phòng chống dịch.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE