Chính phủ các nước G7 sẽ cấm nhập vàng Nga, leo thang căng thẳng

Bộ Tài chính Mỹ sẽ ra thông báo cấm nhập khẩu vàng Nga vào Mỹ từ ngày thứ Ba tuần tới, động thái này nhắm đến cô lập hơn nữa Nga khỏi kinh tế toàn cầu.
Ảnh: TimeOut
Ảnh: TimeOut

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các người đồng cấp của ông sẽ đồng thuận về việc áp dụng một lệnh cấm nhập khẩu với vàng từ Nga khi mà họ tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow bởi những căng thẳng với Ukraine, theo nguồn tin của Reuters cho hay.

Cho đến nay, nước Mỹ đã vận động thế giới áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm gây ra nhiều thiệt hại kinh tế với phía Nga nhằm ngăn Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp cận được với nguồn doanh thu cần thiết cho cuộc chiến tại Ukraine.

Cũng theo nguồn tin này, Bộ Tài chính Mỹ sẽ ra thông báo cấm nhập khẩu vàng Nga vào Mỹ từ ngày thứ Ba tuần tới, động thái này nhắm đến cô lập hơn nữa Nga khỏi kinh tế toàn cầu bằng việc ngăn Nga tham gia vào thị trường vàng quốc tế.

Bộ Tài chính Mỹ đã từ chối đưa ra bình luận.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga cho đến nay chưa trực tiếp nhắm đến hoạt động kinh doanh vàng thương mại, tuy nhiên nhiều ngân hàng, doanh nghiệp vận chuyển và các đối tác khác đã ngừng giao dịch vàng Nga sau khi xung đột tại Ukraine bắt đầu.

Vàng vốn được coi như tài sản vô cùng quan trọng với Ngân hàng Trung ương Nga, cho đến nay, cơ quan này đã đương đầu với một số biện pháp hạn chế tiếp cận với tài sản nắm giữ ở nước ngoài do các động thái trừng phạt từ phương Tây.

Trong năm nay, cổ phiếu của các doanh nghiệp khai thác vàng của Nga niêm yết tại thị trường nước ngoài đã “sụp đổ” bởi rất khó bán vàng cũng như trả lại các khoản nợ cho các ngân hàng bị trừng phạt.

Trước căng thẳng Nga – Ukraine, Nga sản xuất ước tính khoảng 10% sản lượng vàng được khai thác hàng năm. Lượng vàng Nga nắm giữ đã tăng gấp 3 lần tính từ khi Nga chiếm đóng Crimea vào năm 2014.

Việc cấm nhập khẩu vàng Nga sẽ là động thái trừng phạt mới nhất mà phương Tây nhắm đến Moscow tính từ khi đối đầu Nga – Ukraine leo thang vào ngày 24/2/2022.

Trong khi các nước phương Tây cố gắng cô lập Nga bằng nhiều biện pháp, vẫn có những nước làm ăn kinh doanh với Nga nhằm tận dụng lợi thế giá cả hàng hóa xuất khẩu của Nga hiện đang ở mức thấp.

Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tại nước này tăng cường mua khối lượng lớn dầu thô từ Nga, theo thông tin chia sẻ bởi các chuyên gia ngành. Như vậy, Ấn Độ vẫn muốn củng cố quan hệ thương mại với Nga ngay cả khi phương Tây siết chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Chính phủ các nước phương Tây đã cố gắng cản trở khả năng của Nga trong việc sử dụng sử dụng tiền thu được từ bán dầu và khí đốt cho các mục đích khác. Việc Ấn Độ nổi lên trong vai trò bên mua dầu Nga nhiều khả năng sẽ khiến cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây bị mất tác dụng.

Chính phủ nhiều nước khác ví như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ đều cũng đã tăng cường mua mạnh dầu Nga; tuy nhiên mức xuất khẩu dầu Nga hiện vẫn thấp hơn so với trước căng thẳng Nga – Ukraine.

Theo nhiều nhà điều hành doanh nghiệp dầu lớn của Ấn Độ, những tuần gần đây họ không ngừng được khuyến khích từ phía quan chức chính phủ về việc tìm cách mua dầu từ Nga và tận dụng cơ hội giá dầu thấp do phía Nga giảm giá.

Trong khi đó, một quan chức chính phủ Ấn Độ khẳng định rằng chính phủ không hướng dẫn doanh nghiệp mua dầu của Nga. Tuy nhiên ông cũng nói rằng dầu của Nga đang không chịu trừng phạt và rằng nhiều nước vẫn tiếp tục mua.

“Chúng tôi không can thiệp hoặc điều hướng các hợp đồng thương mại. Công việc của chúng tôi là đưa ra chính sách chứ không phải bảo các doanh nghiệp mua cái này và không mua cái kia”, ông nói.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE