Chính phủ các nước chạy đua ngừng phòng dịch, giới khoa học sợ hãi

Dù rằng thế giới đã thay đổi chóng mặt tính từ đầu năm 2000 và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, giới chức y tế cảnh báo rằng virus hiện vẫn là một phần trong hiện thực cuộc sống của chúng ta.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Kỷ nguyên của các biện pháp hạn chế thời kỳ COVID-19 đang dần kết thúc, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa COVID-19 đang biến mất.

Theo Bloomberg, chính phủ nhiều nước đang chạy đua để chấm dứt các biện pháp phòng dịch COVID-19, sẵn sàng khởi động lại thế giới sau 2 năm đại dịch COVID-19. Ngay cả nước Đức vốn có quan niệm bảo thủ cũng đang tính sẽ bỏ đi các biện pháp hạn chế vào tuần sau bất chấp việc số lượng ca nhiễm hàng ngày không ngừng lập kỷ lục.

Các quan chức chính phủ Đức khẳng định các quyết định mới nhất được tính toán dựa trên dữ liệu và khoa học, tuy nhiên, hiện vẫn đang có nhiều yếu tố chính trị và sự bối rối đan xen.

Dù rằng thế giới đã thay đổi chóng mặt tính từ đầu năm 2000 và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, giới chức y tế cảnh báo rằng virus hiện vẫn là một phần trong hiện thực cuộc sống của chúng ta. Virus vẫn tiếp tục lưu thông, chủng mới phát triển và vào mùa đông năm sau có thể tạo ra nhiều thay đổi quan trọng. Đối với họ, chính phủ các nước dường như đang hướng đến vạch kết thúc.

Chuyên gia khoa học trưởng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Soumya Swaminathan, khẳng định rằng thật ngu ngốc khi bỏ đi hết những sự thận trọng.

Ngoại trừ Trung Quốc, vốn vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách không COVID-19, sự thận trọng là hoàn toàn cần thiết sau 2 năm các biện pháp hạn chế gây gián đoạn tất cả mọi hoạt động của con người, từ công việc cho đến mua sắm hay đi lại, du lịch. Các biện pháp phong tỏa kinh tế cứng rắn nhất khiến cho doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, người lao động thất nghiệp và tạo ra tình trạng chính phủ nhiều nước phải vay nợ nhằm vực dậy cho nền kinh tế.

Và rõ ràng sự thận trọng không chỉ mang ý nghĩa về tiền. Cho đến nay, khoảng 6 triệu người đã thiệt mạng, và nỗi đau thậm chí còn lớn hơn khi mà những gia đình không thể chia tay người thân yêu của mình.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến chính trị. Nó tạo ra nhiều cuộc biểu tình, giống như biểu tình tại Canada về việc bắt buộc phải tiêm vaccine, đồng thời nó tạo ra nhiều khác biệt về ý thức hệ vốn đã chia rẽ xã hội từ trước đó.

“Thật đáng thất vọng khi nhìn thấy người ta tấn công các nhà khoa học và khoa học. Các cuộc tấn công này mạnh lên trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 và có thể gây hại rất lớn”, ông Swaminathan nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong tuần này cũng đã đẩy nhanh các kế hoạch bỏ đi biện pháp kiểm soát, ông thông báo rằng các biện pháp hạn chế của Anh sẽ kết thúc vào cuối tháng 2/2022. Nauy và Đan Mạch cũng đã bỏ đi phần lớn các biện pháp kiểm soát. Tại Nam Phi, nơi người ta lần đầu tiên phát hiện biến chủng Omicron lây lan với tốc độ ánh sáng trên toàn cầu, các biện pháp cách ly bắt buộc cũng đã bị loại bỏ đi.

Những gì diễn ra tại Anh giúp người ta hiểu được điều gì đang diễn ra, nó cũng lý giải tại sao nhiều người lo ngại chính phủ các nước đang hành động quá nhanh.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine tại Anh hiện trên mức 80%, hơn nửa dân số hiện đã được tiêm mũi tăng cường còn tỷ lệ nhập viện đã giảm đáng kể so với mức đỉnh vào tháng 12/2021.

Xét đến những yếu tố bất ổn gây ra bởi các biến chủng COVID, khả năng lây nhiễm tăng cao và rủi ro đại dịch khác bùng phát trong tương lai, giới chức các nước cần phải cẩn trọng, theo người đứng đầu liên minh bệnh dịch tại Oslo – ông Richard Hatchett.

Việc tăng cường xét nghiệm tại nhà, cải thiện hệ thống thông gió tại các tòa nhà công cộng, tăng cường nỗ lực để theo dõi tình trạng lây nhiễm, phát triển các loại vaccine chất lượng tốt hơn sẽ có thể giúp ngăn các biến chủng mới phát triển và nhiều loại bệnh khác.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE