Chỉ sau 4 tháng Việt Nam đã chi lượng ngoại tệ cao hơn cả năm 2020 để nhập điều thô

Một phần liên quan, giá điều thô nhập khẩu các tháng đầu nay đã tăng khá mạnh...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng điều thô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2021 đạt 468.716 tấn, trị giá 763,645 triệu USD, so với tháng 4/2020 giảm 2,3% về lượng và giảm 1,1% về kim ngạch.
Tuy nhiên, cộng dồn 4 tháng đầu năm 2021, khối lượng nhập khẩu điều thô đã đạt 1.151.469 tấn, trị giá 1,835 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng tới 286,9% về lượng và tăng 313% về trị giá.
Dự kiến nốt tháng 5 hoàn tất lượng nhập cả năm
So với mục tiêu khối lượng điều thô nhập khẩu tương đương năm 2020 là 1.455.279 tấn mà Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đặt ra năm nay, phần còn lại là 303.810 tấn; và với tiến độ nhập khẩu như hiện nay, khả năng trong tháng 5 sẽ nhập khẩu đủ lượng điều thô theo kế hoạch.
Nhưng, so về giá trị nhập khẩu thì lượng ngoại tệ Việt Nam bỏ ra để mua điều thô trong 4 tháng đầu năm nay đã cao hơn lượng ngoại tệ mua điều thô trong năm 2020.
Cụ thể, năm 2020 khối lượng điều thô nhập khẩu đạt 1,455.279 tấn, trị giá 1,808 tỷ USD; trong khi đó 4 tháng đầu năm 2021 khối lượng điều thô nhập khẩu là 1.151.469 tấn trị giá 1,834 tỷ USD. Nhìn vào các số liệu trên cho thấy giá điều thô nhập khẩu các tháng đầu nay đã tăng khá mạnh, trong khi xuất khẩu nhân điều lại không tăng thậm chí sụt so với cùng kỳ. 
Lý giải về tình hình nhập khẩu điều thô tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm 2021, ông Trần Hữu Hậu, Phó Tổng Thư ký Vinacas cho rằng do nhu cầu chế biến của các nhà máy tăng nên các doanh nghiệp điều tăng nhập khẩu điều thô, vì muốn tăng xuất khẩu nhân điều đã qua chế biến thì doanh nghiệp phải tăng nhập điều thô. 
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Agrotrade), khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 4/2021 ước đạt 480 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu ước đạt 771,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,19 triệu tấn và 1,88 tỷ USD, tăng 300% về khối lượng và tăng 323,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. 
Campuchia, Tanzania và Bờ Biển Ngà là ba thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Giá trị hạt điều nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 từ 3 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ 2020, với mức tăng lần lượt là gần 6 lần, 2,9 lần và 3 lần. 
Thị trường điều thô Ấn Độ đang khan hiếm điều thô nghiêm trọng nhưng nhu cầu tiêu thụ chủ yếu đối với các loại hạt điều vỡ và chất lượng thấp. Tình trạng này có thể đảo chiều khi tháng lễ ăn chay của người Hồi giáo Ramadan bắt đầu. Tết Năm mới của người Nam Ấn cũng đang tới gần. Các hợp đồng giao xa cho vụ thu hoạch tháng 4 vẫn ở mức rất thấp ở Ấn Độ. 
Tại thị trường trong nước, giá điều nguyên liệu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong tháng qua. Như điều khô mua xô tại Bình Phước giảm từ 29.500 đồng/kg xuống 24.000 đồng/kg...
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp điều Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều nhân sơ chế giá trị thấp, khoảng 10 USD/kg, trong khi nhân điều thành phẩm bán trong các siêu ở nước khoảng 30 USD/kg. Như vậy, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ngành điều.
Ba thị trường lớn và điều xưa nay hiếm...
Ở chiều xuất khẩu điều nhân, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 4/2021 đạt 48.510 tấn, trị giá 286,90 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đạt 161.322 tấn, trị giá 948,826 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 15,2% về lượng nhưng giảm 1,7% về trị giá. Cân đối kim ngạch nhập khẩu điều thô và xuất khẩu điều nhân trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy Việt Nam đã nhập khẩu siêu điều thô gần 900 triệu USD. Điều xưa nay hiếm.
Tháng 3/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 5.817 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 2/2021, nhưng giảm 17,4% so với tháng 3/2020. Tính chung quý I/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 5.857 USD/tấn, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2020. 
Trong 3 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 26,8%, 17,7% và 20,5% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.
Quý I/2021, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ đạt 31,01 ngàn tấn với giá trị khoảng 170,16 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và 30,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU là 23,24 ngàn tấn, đạt 116,77 triệu USD, tăng 14% về lượng nhưng giảm 21,2% về giá trị. Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc đạt 15,53 ngàn tấn, đạt 112,98 triệu USD, tăng 136,4% về lượng và 140,2% về giá trị. 
Các thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam tháng 3 và quý I/2021
Chỉ sau 4 tháng Việt Nam đã chi lượng ngoại tệ cao hơn cả năm 2020 để nhập điều thô ảnh 1
Nguồn Cục Xuất nhập khẩu 
Trong 3 tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh nhất tại thị trường Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống nhất, gấp 3,39 lần. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều giảm mạnh nhất là Anh, giảm 51,6%.

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE