Chỉ 2 năm để xây dựng 3 tuyến cao tốc trọng điểm, đại biểu Quốc hội băn khoăn về tiến độ?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ băn khoăn về tiến độ 3 dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu khi chỉ có 2 năm để thực hiện.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại phiên thảo luận ngày 10/6 về chủ trương xây dựng 3 tuyến cao tốc
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại phiên thảo luận ngày 10/6 về chủ trương xây dựng 3 tuyến cao tốc

Thảo luận về 3 dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu, hầu hết ý kiến tán thành sự cần thiết của việc đầu tư triển khai đường bộ cao tốc nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua.

Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình bày tỏ băn khoăn về thời gian thực hiện dự án.

Theo đại biểu Tâm, về thời gian thực hiện cơ chế, chính sách triển khai dự án, 3 dự án đường cao tốc áp dụng các chính sách đặc thù được Quốc hội chấp thuận tại Nghị quyết số 43. Như vậy, thời gian thực hiện chỉ áp dụng trong 2 năm.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ băn khoăn quy định như vậy thì khó có tính khả thi để hoàn thành đảm bảo tiến độ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc và xem xét quy định này đảm bảo phù hợp hơn. Đại biểu cũng băn khoăn về hình thức đầu tư dự án Biên Hòa - Vũng Tàu và cho biết, dự án này trước đây Chính phủ đã có chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Tán thành ý kiến của các đại biểu trong việc chuyển đổi nhưng đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, chỉ vì rút ngắn thời gian mà chuyển sang đầu tư công thì cũng nên cân nhắc, nếu không sẽ tăng thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Đề xuất theo phương thức: Xây dựng - chuyển giao - cho thuê dịch vụ.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đồng ý về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, hình thức để thực hiện các dự án giao thông lần này có những điểm đột phá theo công thức cơ quan Trung ương và địa phương cùng làm, các địa phương trong khu vực chung tay, Nhà nước và tư nhân cùng sát cánh thực hiện. Đây là công thức tuyệt vời để thực hiện mọi dự án phát triển kinh tế xã hội vì: Thứ nhất, việc giao quyền cho các địa phương là chủ đầu tư các tuyến đường này là bước đột phá. Thứ hai, chúng ta có cơ chế đặc thù. Thứ ba là dùng cơ chế đối tác công tư là phương thức để huy động nguồn lực.

Mặc dù phương thức trên có triển vọng nhưng đại biểu Vũ Tiến Lộc còn có băn khoăn về tuyến đường. Ở trong các dự án đưa ra Quốc hội tuần này chỉ có đường Vành đai 4 Tp.Hà Nội là có đối tác công tư, còn những tuyến đường tiềm năng như Biên Hòa- Vũng Tàu hoàn toàn có thể đầu tư được bằng phương thức đối tác công tư.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, thực hiện các dự án giao thông theo phương thức đối tác công tư sẽ là một cách làm hiệu quả hơn là đầu tư chỉ bằng đầu tư công. Ngoài ra, công tác quản trị, bảo trì, vận hành các tuyến đường cũng nên giao cho tư nhân thực hiện theo phương thức: xây dựng - chuyển giao - cho thuê dịch vụ.

Giữa năm 2023 có thể khởi công 3 dự án

Phản hồi về ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ nghiên cứu kỹ để cùng với các bộ, ngành tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với địa phương thực hiện, trên tinh thần tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận.

Về sự cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giao thông khẳng định, ngoài việc tạo đột phá về giao thông, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, tuyến đường Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề có ý nghĩa xã hội rất lớn là giữ người lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long không phải lên TP.HCM, hoặc Bình Dương, bởi hiện nay các tỉnh đang đối mặt với vấn đề di cư.

Với cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, đây là một vùng có nhiều tiềm năng, người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế vì vậy hai dự án này không chỉ tạo đột phá phát triển kinh tế, mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh. Riêng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, chúng ta không chần chừ được nữa, bởi không có tuyến đường này, sắp tới mở rộng cảng Cái Mép - Thị Vải cũng không vận chuyển hàng xuống được. Bởi chỉ có con đường độc đạo là quốc lộ 51, 8 làn xe nhưng quá tải nghiêm trọng. Cảng Cát Lái TP.HCM cũng quá tải nếu không triển khai dự án này sẽ không tạo sự đột phá về cảng biển.

Về nguồn vốn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, 10 năm qua Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư nhưng không thành công. Do vậy, đến thời điểm này hình thức đầu tư công là hợp lý nhất, bởi nếu chậm trễ thì TP.HCM và Đồng Nai không phát triển được.

Về quy mô đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, ý kiến đại biểu đề nghị đối với đường Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột nên làm cao tốc hai làn xe. Giải trình vấn đề này Bộ trưởng đề nghị tiếp tục giữ như Chính phủ trình, đoạn Bình Thuận làm 4 làn xe hạn chế, còn hầm và cầu làm theo 4 làn xe đầy đủ, đúng theo quy hoạch. Theo Bộ trưởng, nếu triển khai hai làn xe, sau khi dự án hoàn thành và kết nối với các khu công nghiệp, sẽ không đáp ứng yêu cầu. Bộ trưởng mong Quốc hội ủng hộ theo phương án trình của Thủ tướng, 4 làn xe hạn chế và những đoạn đặc thù làm 4 làn xe đầy đủ.

Giải trình về tiến độ giải ngân, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đã tính toán theo cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2. Sau khi Quốc hội thông qua Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để tiến hành song song cả công tác giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư. Bộ Giao thông dự tính đến giữa năm 2023 hoặc quý IV năm 2023 có thể khởi công và cho nhà đầu tư tạm ứng một phần triển khai theo quy định của pháp luật.

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE