Châu Âu và Mỹ sẽ thay đổi môi trường giá năng lượng thế giới như thế nào?

Việc châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga có lẽ là một sai lầm chiến lược lớn. “Lục địa Già” đang phải trả một cái giá đắt mà có thể sẽ kéo dài trong một thời gian nữa.
Toàn cảnh trạm nén khí của Tập đoàn khí đốt tự nhiên OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh trạm nén khí của Tập đoàn khí đốt tự nhiên OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc phần lớn các quốc gia trên thế giới gỡ bỏ các biện pháp “bế quan tỏa cảng” liên quan đến đại dịch COVID-19 cùng với sự bùng bổ của cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến giá khí đốt tăng với tốc độ chưa từng có.

Theo chuyên gia Sylviane Delcuve, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng BNP, từ đầu năm đến nay, giá khí đốt tăng khoảng từ 3 đến18 lần so với trước đây.

Do đó, không có gì lạ khi nhiều người - từng ưu tiên lựa chọn sưởi ấm bằng khí đốt hơn là dầu mỏ và điện vì ít ô nhiễm hơn, rẻ hơn và giá ổn định hơn - đang suy nghĩ lại.

Sai lầm chiến lược to lớn

Việc châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga có lẽ là một sai lầm chiến lược lớn. “Lục địa Già” đang phải trả một cái giá đắt mà có thể sẽ kéo dài trong một thời gian nữa.

Kể từ khi bắt đầu xung đột tại Ukraine, một cuộc chạy đua để thay thế khí đốt của Nga đã diễn ra. Xuất khẩu khí hóa lỏng từ Mỹ đã được chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu. Hiện tại, gần 3/4 lượng khí hóa lỏng mà Mỹ xuất khẩu được dành cho châu Âu, so với mức chỉ 1/3 vào năm 2021. Phần còn lại đến từ nơi khác, đặc biệt là Nga.

Việc giá khí đốt tăng cao sẽ tác động rất lớn đến sức mua của các hộ gia đình vốn lựa chọn sưởi ấm bằng nhiên liệu này. Điều đáng lo ngại hơn nữa là không ai có thể đánh giá chính xác tác động này vì rất ít người có thể theo dõi mức tiêu thụ thực tế hàng ngày. Ở Bỉ, việc ghi chỉ số đồng hồ hàng năm sẽ được thực hiện vào mùa Xuân và chỉ khi đó hóa đơn mới được xuất ra. Điều này được ví như “thanh gươm của Damocles” trong thời kỳ lạm phát phi mã và sức mua giảm.

Nhiều hộ gia đình đã không khỏi ngạc nhiên khi họ nhìn thấy tờ hóa đơn tiêu thụ khí đốt của năm 2021, được thông báo vào tháng 4/2022 và khoản dự kiến hàng tháng mới mà các nhà cung cấp sẽ áp dụng trong 12 tháng tới. Khoản dự kiến này tăng và đôi khi gần bằng số tiền thuê nhà hoặc khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của họ.

Đó là một cú sốc thực sự, đôi khi khó vượt qua đối với một số người.

Khí đốt sẽ vẫn đắt ở châu Âu

Mỹ đang trong một hoàn cảnh rất khác so với phần còn lại của thế giới vì họ hoàn toàn độc lập về năng lượng. Dầu khí đá phiến cho phép họ sản xuất một lượng rất lớn khí, mà họ xuất khẩu ở dạng lỏng. Do đó, giá khí đốt ở Mỹ thấp hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới và so với châu Âu. Điều này cho thấy rõ hơn tại sao cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến thế giới lại không gây ra hậu quả như nhau ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Và chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng nặng nề. Ở Mỹ, tỷ giá đã tăng mạnh và rõ ràng, trong khi ở châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và tìm cách tránh những kịch bản tồi tệ.

Tại Mỹ, cuộc chiến chống lạm phát sẽ dễ dàng hơn vì giá khí đốt vẫn ở mức thấp, và hoạt động kinh tế đã rơi vào tình trạng suy thoái, được thể hiện qua số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quý II/2022. Do đó, không cần phải lo lắng về tương lai từ quan điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cho đến khi số liệu lạm phát lắng xuống.

Trong khi đó ở châu Âu là một câu chuyện hoàn toàn khác vì lạm phát bùng nổ, giá khí đốt sẽ vẫn ở mức cao nhưng việc tăng lãi suất sẽ phải được thực hiện “nhẹ nhàng” vì nền kinh tế đang suy yếu do phụ thuộc nhiều vào năng lượng.

Mùa Đông đang tới

Mùa Đông sắp đến, kéo theo các cuộc vận động lớn để tích trữ khí đốt bắt đầu ở châu Âu.

Kể từ ngày 9/8, thỏa thuận được ký kết vào cuối tháng Bảy bởi 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) về việc tự nguyện giảm lượng tiêu thụ khí đốt, chính thức có hiệu lực. Việc giảm tiêu thụ ngay lập tức ở châu Âu nhằm giúp các quốc gia đẩy nhanh việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của họ trước mùa Đông.

Trong một tuyên bố, Hội đồng châu Âu cho biết “mục tiêu của việc giảm nhu cầu khí đốt là đạt được mức tiết kiệm trước mùa Đông để chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung khí đốt có thể xảy ra từ Nga, nước liên tục sử dụng nguồn cung cấp năng lượng làm vũ khí”.

Văn bản quy định rằng mỗi quốc gia thành viên "làm mọi thứ có thể" để giảm trong khoảng thời gian từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/3/2023 lượng tiêu thụ khí đốt của mình ít nhất 15% so với mức trung bình của 5 năm qua trong cùng thời kỳ.

Để cho phép theo dõi chính xác, mỗi quốc gia sẽ phải "cập nhật kế hoạch khẩn cấp quốc gia” chậm nhất vào ngày 31/10/2022.

Trong trường hợp xảy ra "nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng", Hội đồng châu Âu, Cơ quan đại diện cho các quốc gia thành viên, theo đề nghị của Ủy ban châu Âu (EC), có thể tuyên bố tình trạng cảnh báo. Cơ chế này sau đó sẽ mang tính ràng buộc với mức giảm 15%. Các trường hợp ngoại lệ được xem xét.

Ở châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Do đó, cũng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu cạnh tranh trở nên khốc liệt và giá xăng tăng chóng mặt. Dự báo, tình hình sẽ còn căng thẳng ít nhất là đến mùa Xuân năm 2023.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE