Cảnh báo lệch pha dòng tiền đầu tư bất động sản

Hiện nay đang có sự chênh lệch về dòng tiền đầu tư vào bất động sản. Tức là nguồn vốn đang tập trung vào các đại gia địa ốc và thiếu từ các nguồn huy động khác.
Nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ đang khát vốn . Ảnh: Dũng Minh.
Nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ đang khát vốn . Ảnh: Dũng Minh.
Chia sẻ với PV, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện nay, đang có sự lệch pha về sản phẩm bất động sản, nguy hiểm hơn là lệch pha về dòng tiền. Tức là lệch pha về nguồn vốn tín dụng của nhà đầu tư thứ cấp và lệch về nguồn vốn huy động từ xã hội của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp lớn. Đây cũng là lý do khiến 7 tháng đầu năm 2017, tình hình thị trường bất động sản chững lại và mất cân bằng về cung cầu.
Để cân bằng được dòng tiền đầu tư vào bất động sản, theo ông Châu, các chủ đầu tư cần tái cấu trúc đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, cũng như khả năng thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, những người mua nhà có nguồn vốn chiếm tỷ lệ trên 50% thì khi đầu tư hoặc mua nhà để ở sẽ yên tâm, đảm bảo tính thanh khoản và tính ổn định của thị trường.
“Tuy nhiên, vẫn có những nhà đầu tư thứ cấp chỉ có nguồn vốn khiêm tốn nhưng lại đặt cọc rất nhiều sản phẩm và khi không bán được sản phẩm, nhà đầu tư sẽ mất tiền cọc và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các nhà đầu tư.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư nếu đầu tư bằng nguốn vốn của mình hoặc bằng vốn vay với lãi suất thấp và dài hạn thì lúc nào cũng yên tâm. Còn nếu nguồn vốn đi vay nóng với lãi suất cao, thì chúng tôi cảnh báo là thị trường đầy rủi ro”, ông Châu khuyến cáo.
Mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước và đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về vấn đề lệch pha dòng tiền vào các đại gia.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, huy động vốn ngân hàng không nên "chảy" vào một số doanh nghiệp lớn, mà dòng tiền phải "chảy" vào doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là đầu tư sản xuất, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Trên thị trường bất động sản, cũng đã từng xuất hiện những cảnh báo về dòng vốn tín dụng ngân hàng dồn mạnh vào một số doanh nghiệp lớn và phân khúc cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, trong khi nguồn vốn cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp lại khó tiếp cận.
Chính điều này đã dẫn tới lệch pha cung cầu trên thị trường, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng trước đó cũng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng lệch pha dòng tiền và lệch pha cung cầu trên thị trường bất động sản, nhưng xem ra, đến nay thị trường vẫn chưa cân bằng được cán cân giữa nhà ở giá rẻ và nhà ở cao cấp.
Một số chuyên gia nhận định, nếu không có giải pháp giải quyết tình trạng này, phân khúc nhà ở cao cấp sẽ đối mặt với tình trạng bội cung, sau này sẽ rất dễ tạo nên một đợt bong bóng mới.
Ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, hiện tượng bong bóng có thể xuất hiện trong thời gian tới, nhưng sẽ chỉ ở một phân khúc, một vài khu vực nhỏ, chứ rất khó lan ra thị trường cả nước như giai đoạn 2009 - 2013.
"Thị trường bất động sản thường trải qua 4 giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới là phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng và đóng băng. Dường như Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu dịch chuyển từ phục hồi sang giai đoạn tăng trưởng và sốt nóng”, ông Alex Crane nói.
Trong khi đó, theo JLL Việt Nam, thị trường hiện nay đã cho thấy bước qua khỏi thời kỳ bong bóng bất động sản từ năm 2011 và hiện tại, người mua đang được tiếp cận mức tín dụng hợp lý hơn, tỷ lệ lạm phát thấp và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam vẫn thuộc top nhanh nhất tại khu vực ASEAN.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, pháp luật mở rộng quyền mua và sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài, đã tạo ra những tín hiệu tích cực cho thị trường.
Ngoài ra, với Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu bắt đầu có hiệu lực từ 15/8/2017, nhiều thành viên thị trường kỳ vọng, bài toán nợ xấu liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết, giúp nhiều dự án được tái khởi động, cung cấp nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, qua đó giúp cân bằng cung cầu cũng như dòng tiền chảy vào thị trường.
Theo Đầu tư Bất động sản

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố, giá thuê nhà ở cao cấp trên toàn cầu đã tăng trung bình 5,1% trong năm 2023 do hạn chế về nguồn cung nhưng nhu cầu lưu trú lại phục hồi đáng kể.

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Trong dài hạn, mặt bằng giá bất động sản sẽ hạ khi nhu cầu đang dồn vào vũng lõi nội đô dịch chuyển sang khu vực ven trung tâm – nơi có ưu thế để tạo lập quỹ đất, phát triển các dự án quy mô lớn, giúp dự án có giá bán tốt hơn.

Chat với BizLIVE