Căng thẳng nguồn cung có thể đẩy giá ngũ cốc tăng vọt trong năm 2023

Đối với giá ngũ cốc, triển vọng rất khó đoán, một phần bởi nó còn tùy thuộc vào diễn biến của một cuộc căng thẳng mà dường như chưa nhìn thấy kết thúc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Căng thẳng Nga – Ukraine đã đẩy giá ngũ cốc tương lai tại Mỹ tăng vọt vào đầu năm 2022 nhưng rồi sau đó lại sụt giảm. Năm nay nhiều khả năng cũng sẽ là một năm có nhiều biến động.

Giá lúa mì và đậu tương tương lai lập kỷ lục vào đầu năm 2022, giá ngô tương lai lên ngưỡng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ. Căng thẳng Nga – Ukraine gây tổn hại mạnh đến nguồn cung, đồng thời, thời tiết khô hạn tại nhiều khu vực trồng ngũ cốc của thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất.

Giá ngũ cốc trong thời gian gần đây đã rơi về gần ngưỡng khởi đầu của năm 2022. Sự suy giảm này diễn ra cùng lúc với việc giá của nhiều loại hàng hóa, từ khí đốt tự nhiên cho đến bông hay gỗ, đều giảm sau khi tăng vọt vào khoảng thời gian trước đó. Thêm nhiều đợt nâng lãi suất của Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác để hạ nhiệt nền kinh tế, quá trình mà nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại sẽ dẫn đến đợt suy thoái nhẹ trong năm 2023, dự kiến sẽ ảnh hưởng làm hạ nhiệt nhu cầu.

Đối với giá ngũ cốc, triển vọng rất khó đoán, một phần bởi nó còn tùy thuộc vào diễn biến của một cuộc căng thẳng mà dường như chưa nhìn thấy kết thúc. Đối đầu Nga – Ukraine đã gây cản trở hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi khu vực Biển Đen và dẫn đến tình thế bế tắc giữa Nga và các nước phương Tây liên quan đến vấn đề xuất khẩu năng lượng và gây chấn động toàn bộ kinh tế toàn cầu.

Vào tháng 7/2022 từng có một thỏa thuận cho phép cho việc vận chuyển ngũ cốc từ các cảng tại Ukraine, chính vì vậy giải phóng được hàng triệu tấn thực phẩm đang ùn ứ. Tháng 11/2022, hai bên thống nhất về việc kéo dài thỏa thuận thêm 120 ngày nữa. Dù vậy việc tôn trọng thỏa thuận hiện vẫn còn khá mong manh. Nga đã có lúc bất ngờ rút khỏi thỏa thuận vào tháng 10/2022 và tiếp tục tấn công các thành phố cảng của Ukraine. Xuất khẩu ngũ cốc hiện vẫn ở dưới mức trước khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO).

Chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa Jim Wyckoff nói: “Vấn đề đối với ngũ cốc hiện nay chính là thỏa thuận vận tải giữa Nga – Ukraine và sự tồn tại của nó. Tình huống hiện giờ đang khá khó khăn, những nhà kinh doanh ngũ cốc sẽ cần phải theo dõi nó rất chặt chẽ”.

Chính phủ các nước phương Tây trong đó có Mỹ đã áp trần với giá dầu thô của Nga, động thái nhằm ngăn nguồn tiền mà Nga có thể có được để phục vụ cho chiến tranh. Trong tuần trước, phía Nga cũng cho biết sẽ không bán dầu hoặc xăng cho những nước này.

Diễn biến giá dầu thô ảnh hưởng đến giá các nông sản giao kỳ hạn tương lai bởi nhu cầu với ngô và đậu tương có một phần từ nhu cầu sản xuất nhiên liệu tái sinh. Ngô là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất ethanol trong khi dầu đậu tương là loại dầu được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Giá dầu cao khiến cho việc sản xuất các loại nhiên liệu này trở nên hấp dẫn hơn, tạo ra nhu cầu với các loại ngũ cốc.

Giá ngũ cốc tương lai từng tăng lên những ngưỡng cao lịch sử vào những ngày đầu tiên của căng thẳng Nga – Ukraine. Bột mì giao dịch tương lai trên sàn Chicago tăng lên ngưỡng cao kỷ lục 12,94USD/giạ vào tháng 3/2022, cao hơn ngưỡng cao từng được thiết lập năm 2008. Giá đậu tương giao tương lai cũng tăng lên ngưỡng cao mới, 17,69USD/giạ vào tháng 6/2022. Giá ngô giao tương lai tăng lên 8,14USD/giạ vào tháng 4/2022, ngưỡng cao nhất tính từ năm 2012.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE