Các nước phạt vi phạm dữ liệu cá nhân lên tới 1 tỷ USD, Việt Nam tối đa 60 triệu đồng

"Các nước ý thức rất rõ vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân nên khung phạt vi phạm rất cao, có khi lên đến hàng tỷ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân; mức phạt tù có khi lến đến 10 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Việc xử lý các sai phạm liên quan đến thu thập, mua bán, sử dụng dữ liệu cá nhân là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 4/11.

Đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) nêu thực tế, hiện nay có hàng trăm triệu tài khoản tham gia các nền tảng trực tuyến nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, trong đó đối với ba mạng xã hội phổ biến nhất có tới 175 triệu tài khoản.

“Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ như hiện nay, việc thu thập, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu người dùng của các nền tảng trực tuyến là vấn đề không thể xem nhẹ”, đại biểu nêu quan điểm và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải quyết vấn đề này.

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đúng là mạng xã hội kinh doanh trên dữ liệu cá nhân, thu thập dữ liệu cá nhân. Ông Hùng nhắc lại cách đây ba năm, tại diễn đàn Quốc hội ông từng nêu quan điểm phải có mạng xã hội Việt Nam để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người Việt.

“Năm 2009, tất cả nền tảng mạng xã hội Việt Nam có chưa đến 40 triệu tài khoản, đến nay mạng xã hội Việt Nam lớn nhất có 130 triệu tài khoản, tương đương với số người dùng Facebook và YouTube cộng lại. Đây cũng là giải pháp giữ lại dữ liệu của người Việt Nam tại Việt Nam", Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, thời gian tới, các cơ quan sẽ ban hành nghị định và tiến tới xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, là hành lang pháp lý vững chắc. "Các nước ý thức rất rõ vấn đề này nên khung phạt vi phạm rất cao, có khi lên đến hàng tỷ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân; mức phạt tù có khi lến đến 10 năm", Bộ trưởng dẫn chứng.

Đại biểu Đinh Công Sỹ (Sơn La) - Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Đinh Công Sỹ (Sơn La) - Ảnh: Quốc hội

Cùng chất vấn về nội dung này, đại biểu Đinh Công Sỹ (Sơn La) đặt vấn đề tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại vẫn diễn ra khá phổ biến với mục đích quảng cáo hàng hóa, dịch vụ gây phiền hà cho người dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này?

Làm rõ vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng số điện thoại là tài sản cá nhân được nhắc đến trong Luật An toàn thông tin, mỗi người dân đều cần ý thức rõ và bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình.

"Vừa qua chúng ta cũng khá dễ dãi, như tôi đến cửa hàng làm kính họ hỏi số điện thoại cũng đưa. Tuy nhiên nguyên tắc đúng là phải nhìn hợp đồng và xem xét việc thu thập thông tin này có đồng thuận không, sẽ dùng vào việc gì… Việc này liên quan đến nhận thức, cần tuyên truyền", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Ông cho biết trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thanh tra toàn diện nhà mạng viễn thông về việc thu thập, xử lý, đảm bảo và thời gian tới sẽ làm sang doanh nghiệp bưu chính, các mạng xã hội lớn kể cả trong, ngoài nước hoạt động ở Việt Nam.

Còn về hành lang pháp lý, Bộ Công an sẽ ra nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các nước ASEAN cơ bản có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân còn Việt Nam sẽ có nghị định trước và tiến tới luật.

“Đặc biệt vấn đề xử lý mang tính răn đe. Chúng ta đã tăng mức phạt gấp 2 lần nhưng mức cao nhất với doanh nghiệp, cá nhân vi phạm mới chỉ là 60 triệu đồng. Ở các nước khác không có con số tuyệt đối mà phạt theo % doanh thu, có nước 6%, có nước 10%, đồng nghĩa với mức phạt có thể lên tới 1 tỷ USD”, Bộ trưởng giải thích.

Bộ trưởng thông tin thêm năm 2022 đã có 11 đoàn chuyên ngành thanh tra về vấn đề dữ liệu cá nhân và chuyển 2 vụ việc sang cơ quan công an xử lý hình sự. Năm 2023 Bộ đang dự kiến đề xuất Chính phủ lấy làm năm dữ liệu số Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: Quốc hội

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhìn nhận tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân là thực trạng nhức nhối.

Bộ Công an kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho ý kiến về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công an cho đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại bảo vệ nền tảng dữ liệu, an ninh thông tin quan trọng, lưu trữ thông tin, dữ liệu cá nhân; xây dựng chiến lược chất lượng cao trong đảm bảo an ninh mạng.

“Không chỉ riêng Bộ Công an mà các cơ quan liên quan đến bảo vệ dữ liệu cần tích cực phối hợp quốc tế trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE