Các ngân hàng trung ương ngày càng quan tâm tới tiền kỹ thuật số

Tác động từ tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) với chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong quan tâm của các tổ chức như Fed về cách các công nghệ mới nổi sẽ thay đổi hệ thống tài chính.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiền kỹ thuật số - vốn chỉ là một cái tên gợi nhiều tò mò cách đầy chỉ vài năm - đang nổi lên như một mối quan tâm lớn giữa các ngân hàng trung ương, khi loại hình tiền tệ này có khả năng làm xói mòn sức mạnh của các chính sách tiền tệ, thậm chí khiến việc kiểm soát lãi suất khó khăn hơn ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất.

Nhận định trên được đưa ra trong nghiên cứu mới công bố của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cùng một số tổ chức độc lập khác.

Fed đã tổ chức một hội nghị chuyên đề ở New York trong tuần này về vấn đề tài sản kỹ thuật số. Hội nghị đã đặt ra những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt trong việc đối phó với các công nghệ kỹ thuật số mới nổi, từ những cách thức xử lý thanh toán đến các danh mục tài sản mới như tiền điện tử và stablecoin (chỉ đồng tiền điện tử được định giá theo một tài sản thật, như đồng USD).

Tác động từ đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) đối với chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong mối quan tâm tổng thể của các tổ chức như Fed về cách các công nghệ mới nổi sẽ thay đổi hệ thống tài chính ra sao. Khi những công nghệ đó trở nên phổ biến hơn, các ảnh hưởng đối với sự ổn định tài chính và rủi ro gây ra cho các nhà đầu tư cá nhân sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu để các định chế tài chính nghiên cứu, xây dựng các quy định điều chỉnh.

Thuận tiện đi cùng rủi ro

Không khó để nhận ra những lợi ích từ các công nghệ tiên tiến này: tốc độ giao dịch nhanh hơn, chi phí thấp hơn và khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn. Bất chấp những sự cố và biến động gần đây, giới quan sát vẫn nhận định rằng lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua lĩnh vực tài sản và tiền kỹ thuật số, các hệ thống do các công ty tư nhân mới nổi phát triển có thể ngày một mở rộng thị phần tài chính và khiến "tiền mặt của ngân hàng trung ương bớt quan trọng – từ đó giảm bớt sự kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với lãi suất.

Tạo ra một lựa chọn hay thế dưới dạng CBDC cũng sẽ mang tới những bất ổn mới. Chúng bao gồm cả khả năng đồng USD hoặc đồng euro kỹ thuật số thay thế tiền gửi ngân hàng thông thường, cạnh tranh với các quỹ trên thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính quan trọng khác.

Trong một cuộc khủng hoảng, quá trình này có thể giống như tình trạng ồ ạt rút tiền khỏi một ngân hàng. Tình trạng đó có thể khiến hệ thống “đói” thanh khoản và buộc các ngân hàng trung ương (như Fed) phải tăng cường cho vay đối với các ngân hàng thương mại, hoặc tăng lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc cùng các loại tài sản tương tự để giữ hệ thống ổn định.

Khi đó, các ngân hàng bị mất tiền gửi sẽ phải cạnh tranh để có được những khoản tiền mới. Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh, điều đó có thể đẩy mức lãi suất ngắn hạn phổ biến tăng lên.

Đó là kết quả một nghiên cứu của Fed công bố vào tuần này, trong đó phác thảo những kịch bản tiềm năng nếu ngân hàng trung ương này áp dụng một loại tiền kỹ thuật số ở cấp độ bán lẻ, dễ tiếp cận cho các hộ gia đình.

Nghiên cứu nhận định một CBDC bán lẻ có thể làm gia tăng căng thẳng trong lĩnh vực tài chính, buộc Fed phải cấp nhiều thanh khoản hơn cho các ngân hàng thông qua các công cụ hiện có. Sự hiện diện lâu dài của Fed trên một số thị trường tài sản nhất định, ví dụ như trái phiếu Kho bạc Mỹ có thể lớn hơn.

Fed đang tranh luận về việc có nên phát triển một loại tiền kỹ thuật số hay không, giống như hầu hết các ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra và các quan chức Fed cho hay kế hoạch phát hành vẫn sẽ cần sự chấp thuận của Quốc hội.

Không thể chờ đợi lâu

Những nỗi lo nghe có vẻ xa vời, vì tiền điện tử và stablecoin vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ của hệ thống tài chính. Nhưng các ứng dụng xử lý thanh toán, chẳng hạn như PayPal và Apple Pay đang phát triển nhanh chóng. Sang đầu năm nay, những ứng dụng này đã xử lý lượng giao dịch có quy mô tương đương các công ty thẻ tín dụng lớn.

Ông Eswar Prasad, Giáo sư Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách mới ra mắt "Tương lai của tiền tệ" lưu ý trong trường hợp ngân hàng trung ương không còn nguồn tiền đủ lớn ở cả cấp bán lẻ hoặc bán buôn, họ có thể bắt đầu mất đi khả năng kiểm soát chính sách.

Ông viện dẫn rằng ở một số quốc gia, khả năng đó đang dần trở thành một vấn đề. Như tại Trung Quốc và một số nước khác là Ấn Độ và Thụy Điển, việc sử dụng đồng tiền của ngân hàng trung ương trong thanh toán bán lẻ đã giảm về gần không khi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tư nhân tham gia thị trường.

Khi các rủi ro ngày một lớn, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang nhanh chóng hành động thay vì chờ đợi.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh mức tăng trưởng thị trường tài sản tiền điện tử từ 14 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tính tới tháng 11/2021. Ông sau đó đã ban hành một sắc lệnh hành pháp vào tháng Ba năm nay, trong đó quy định chi tiết yêu cầu Bộ Tài chính và các cơ quan khác bắt đầu xem xét điều chỉnh ngành này.

Một cuộc khảo sát công bố hồi tháng trước do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) thực hiện với sự tham gia của 81 ngân hàng trung ương thuộc các quốc gia chiếm đa phần sản lượng kinh tế toàn cầu cho thấy, hơn 90% đang nghiên cứu ý tưởng về một loại CBDC.

Hơn 25% ngân hàng trung ương đang tích cực phát triển một đồng tiền kỹ thuật số hoặc đang triển khai các chương trình thử nghiệm, với tỷ lệ tăng gần gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2021. Sự bùng nổ của thanh toán điện tử cũng như đầu tư tiền điện tử trong đại dịch đang đẩy nhanh quá trình này, với khoảng 60 % ngân hàng nói rằng việc sử dụng tiền mặt đang giảm dần.

Bà Lorie Logan, Phó Chủ tịch điều hành của Fed cho nhánh New York và gần đây được bổ nhiệm là người đứng đầu chi nhánh Dallas, cho biết sự đổi mới trong hoạt động thanh toán và tiền tệ có khả năng làm thay đổi hệ thống tiền tệ hiện có - vốn là nền tảng để thiết kế các khuôn khổ thực thi chính sách tiền tệ hiện hành. Bà nhận định nhữngphát triển từ đây là không chắc chắn, và tác động của những đổi mới này có thể mang tính cách mạng, hoặc tiến hóa hơn".

Theo Bnews

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE