Các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất nước Mỹ phát đi tín hiệu xấu về nền kinh tế

Trong thập kỷ qua, các công ty công nghệ đã dẫn sắt kinh tế Mỹ và kéo thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong những ngày tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất nước Mỹ phát đi tín hiệu xấu về nền kinh tế

Nếu nhìn vào kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp lớn hàng đầu nước Mỹ cũng như các tuyên bố về triển vọng lợi nhuận của họ, nhiều người không khỏi lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

Trong tuần này, Google công bố lợi nhuận quý giảm sâu. Nhiều doanh nghiệp mạng xã hội khác như Meta công bố rằng doanh số bán quảng cáo, trụ cột hoạt động kinh doanh của họ, đã giảm nhanh chóng. Còn Microsoft, một trong những “ngôi sao” của ngành công nghệ, công bố dự báo doanh số chững lại ít nhất đến cuối năm nay.

Trong thập kỷ qua, các công ty công nghệ đã dẫn sắt kinh tế Mỹ và kéo thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong những ngày tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Giờ đây, trong bối cảnh lạm phát leo thang và lãi suất tăng lên, ngay cả những doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Mỹ cũng đang phát đi thông điệp rằng sẽ còn nhiều ngày khó khăn trước mắt.

Nhóm các doanh nghiệp này đang đương đầu với nhiều vấn đề giống như phần còn lại của nền kinh tế. Nhu cầu của người tiêu dùng với các dịch vụ công nghệ tăng cao trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp công nghệ đã đầu tư mạnh tay nhằm đáp ứng với nhu cầu. Giờ đây khi mà chi tiêu đang chững lại, họ đang cố gắng thích ứng, tuy nhiên việc này không dễ dàng gì.

Amazon, từng có 798.000 nhân viên ở thời điểm đầu năm 2020, tuy nhiên hiện nay đang giảm bớt hoạt động kho bãi, xây dựng cơ sở hạ tầng mới, rút ra khỏi một số hợp đồng thuê nhà, đồng thời trì hoãn các kế hoạch mở cửa nhà máy mới.Trong quý 2/2022, Amazon tuyển dụng ước tính 1,52 triệu người trong quý 2/2022, thấp hơn khoảng 100.000 so với thời điểm cuối tháng 3/2022.

Phần lớn các doanh nghiệp nhìn chung cũng sẽ muốn có những vấn đề mà người đứng đầu các doanh nghiệp công nghệ đang gặp phải. Trong số họ, Google và Microsoft kiếm được 31,5 tỷ lợi nhuận trong quý gần nhất. Trong ngày thứ Năm, Apple dự kiến đã kiếm được ước tính khoảng 20 tỷ USD lợi nhuận trong quý mà lẽ ra đã bị coi là một sự thất vọng.

Tuy nhiên sự chững lại đáng kể của họ đang bộc lộ ra điểm yếu. Nhóm các doanh nghiệp công nghệ lớn cho đến nay chưa tìm được ý tưởng nào mới mang lại lợi nhuận lớn. Dù rằng đã nhiều năm đầu tư cho các hoạt động kinh doanh mới, Google và Meta hiện vẫn phụ thuộc vào doanh số bán quảng cáo. Điện thoại iPhone, đã 15 năm sau ngày ra mắt, hiện vẫn đang là động lực lợi nhuận chính của Apple.

Các doanh nghiệp này đang đương đầu với áp lực từ nhiều phía. YouTube thuộc sở hữu của Google, và Facebook của Meta cũng như Instagram hiện đang chịu sức ép cạnh tranh từ đối thủ TikTok. Vào ngày thứ Tư, Meta công bố lợi nhuận của hãng trong quý gần đây nhất giảm khoảng 50% so với một năm trước.

Nhóm các doanh nghiệp tại thị trường non trẻ như tiền mã hóa, sự chững lại còn đáng kể hơn. Giá trị bitcoin đã giảm hơn 2/3 trong năm nay, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Uber, ứng dụng gọi xe một thời đứng đầu thế giới, buộc phải giảm mạnh chi tiêu khi mà nhà đầu tư trở nên mất kiên nhẫn với hoạt động kinh doanh không có lãi.

Các doanh nghiệp bán dẫn đang cắt giảm chi tiêu với đầu tư nhà xưởng và máy móc khi mà doanh số bán máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và thiết bị giảm. Theo Texas Instruments, tình trạng suy giảm này đang lây lan ra cả doanh số kinh doanh nhiều sản phẩm khác như thiết bị đốt nóng và robot nhà xưởng.

Các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc cũng như mối lo ngại lớn dần về thương mại và công nghệ đã khiến cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn.

“Chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa đông u ám. Từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn”, ông Brent Thill – chuyên gia công nghệ tại tổ chức đầu tư Jefferies phân tích.

Trong tuần này, Google và Microsoft đã trấn an nhà đầu tư rằng họ sẽ hãm lại hoạt động tuyển dụng và đồng thời kiểm soát chặt chẽ giá năng lượng cũng như vấn đề chi phí của chuỗi cung ứng. Cũng theo Apple, họ có kế hoạch sẽ rõ ràng hơn về việc họ mở rộng lực lượng lao động đến mức độ nào khi mà nền kinh tế đang chật vật.

Nhiều công ty khác cũng đang tính đến chiến lược mới. Netflix, chịu ảnh hưởng bởi việc tăng trưởng thuê bao yếu đi, đang hy vọng hồi sinh lại công việc kinh doanh từ tháng sau bằng việc tung ra dịch vụ có mức giá thấp hơn nhưng có chấp nhận xem quảng cáo.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE