Chứng khoán 13/6

Các cổ phiếu khỏe nhất thị trường cũng bị gãy xu hướng trong phiên giảm gần 60 điểm

Tâm lý bán tháo diễn ra quá nhanh khiến các cổ phiếu giảm sàn xuất hiện hàng loạt trên 3 sàn. Tổng cộng đã có trên 200 mã giảm sàn.
Diễn biến giao dịch phiên 13/6
Diễn biến giao dịch phiên 13/6

Thị trường có tiền bắt đáy tham gia nhưng cách dòng tiền này đổ vào chưa đủ để trấn áp lại phe bán. Giá trị của HOSE dù tăng 9,24% so với phiên cuối tuần trước lên 18.523 tỷ đồng thì sắc đỏ cũng không thu hẹp lại. Số mã giảm vẫn chiếm tới 89,45% toàn HOSE về cuối phiên.

Thậm chí, các mã giảm sàn còn loang rộng ra về số lượng hơn nữa. Riêng tại VN30 đã có 7/30 mã giảm sàn là PNJ, VPB, BVH, GVR, TPB, CTG, SSI trong đó PNJ đã từng là một trong những cổ phiếu đi đầu trong 3 tuần hồi phục vừa qua.

Các mã khác trong VN30 như FPT, ACB, HPG, BID, STB, PLX cũng buộc phải ghi nhận mức giảm trên 5%. Và FPT cũng là trường hợp tương tự như PNJ.

Ở nhóm Midcap và Penny, các mã được xem là tốt nhất của đợt hồi phục như DCM, DPM, VHC, HAH cũng bị dòng tiền rút ra. Điều này đã dẫn đến các cổ phiếu khác yếu hơn không thể giữ được tiền. VCG, CII, PHR, HDC, CMX, TCH, DBC, PET, OCB, NLG, HBC, SCR, CSV, HT1, LHT, FIT, HSG… đều giảm sàn đồng loạt. Tổng cộng có tới 162 mã giảm trên HOSE.

VN-Index đã phụ mọi kỳ vọng của giới đầu tư khi không giữ được mốc 1.250 điểm và đã đi về khá sát đáy thứ 2 ở gần 1.200 điểm. Chỉ số chốt phiên tại 1.227 điểm, giảm 57,04 điểm (-4,44%).

Khá nhiều thị trường chứng khoán châu Á cũng bị thiệt hại lớn như KOSPI (-3,53%), NIKKEI 225 (-3,01%), BSE (-2,81%) nhưng mức giảm của thị trường Việt Nam vẫn là nổi bật nhất.

Với 2 chỉ số đã suy yếu sớm hơn, thiệt hại vẫn là rất lớn đặc biệt là HNX-Index (-5,9%). Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 3,4%. Số mã giảm kịch biên độ của 2 sàn là 74 mã. Giá trị giao dịch của 2 sàn chỉ đạt 4.200 tỷ đồng cho thấy tiền bắt đáy cũng vào rất chậm rãi.

****

Thay vì tham gia hỗ trợ cho chỉ số thu hẹp lại đà giảm thì Ngân hàng lại vào vai phản diện từ các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu tới nhóm vốn hóa thấp hơn.

Đầu tiên là VCB (-3,2%), BID (-3,1%), CTG (-5,7%) và kế đến là các mã TCB (-3,8%), STB (-4,3%), MBB (-5,5%), TPB (-4,5%), MSB (-5,3%), OCB (-5%), ACB (-4,2%), VIB (-4,8%), SHB (-3,1%). Trong số vốn hóa lớn, Ngân hàng đã là quá đủ để tạo áp lực nhưng các mã vốn hóa lớn như VRE (-5,9%), GVR (-4%), VHM (-3,5%), MWG (-4%) cũng vào góp thêm sức nặng. Hệ quả là VN-Index đang có nhịp đạp thứ 2 xuống mức sâu nhất trong phiên.

Cuối phiên sáng, VN-Index đang giảm 41,97 điểm xuống 1.242,11 điểm (-3,27%). Số mã giảm đang lên tới 88% trên toàn HOSE. Các mã giảm sàn như FRT, DGW, PET, GIL, DBC, DPR, VSC, IDI lại xuất hiện trong khi các mã như HAH, VCI, PVD, ASM, VND, HBC, PVT, SBT, PHR, NLG, SSI, DIG, HAG đều giảm trên 5%.

Nhóm sáng nhất thị trường là Năng lượng cũng ít nhiều hao hụt thành quả phiên sáng khi POW (+2,7%), GEG (+1,7%), PC1 (+1,7%) đều bị lực bán ghìm lại. Hy vọng cho thị trường hiện chỉ đến từ việc có tiền bắt đáy tham gia mạnh hơn. Thanh khoản của HOSE hiện đã đạt 10.885 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với phiên cuối tuần trước.

Còn với HNX, chỉ số này cũng giảm sâu hơn, -3,85% xuống 294,66 điểm. Giá trị giao dịch của sàn không quá ấn tượng khi chỉ đạt 1.207 tỷ đồng.

****

Tuần vừa qua đã cắt đứt chuỗi 3 phiên hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với đó các chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần cũng giảm quanh mức 3%.

VN-Index trong tuần này sẽ có sự kiện đáo hạn phái sinh và cơ cấu của 2 quỹ ETF ngoại trong đó đáo hạn phái sinh sẽ đặc biệt gây nhiễu lên thị trường chung.

Trong 4 tuần gần nhất, thanh khoản của HĐTL VN30F1M đã liên tục suy giảm cho thấy tiền đầu cơ đã phần nào rút khỏi phái sinh. Tuy nhiên, khối lượng của hợp đồng này vẫn tương đối cao khi thường xuyên ở trên mức 200 nghìn đơn vị.

Cùng với đó, khối lượng mở (OI) vẫn chưa thật sự xuống thấp nên vẫn tiềm ẩn những biến số khó lường của các cổ VN30 lên thị trường chung.

Các mã đã điều chỉnh mạnh nhất trong tuần qua tại VN30 là GAS, FPT, PNJ đầu phiên sáng vẫn nối tiếp đà giảm. Cùng với đó là một loạt cổ phiếu như GVR, SSI, VRE và các mã ngành Ngân hàng như TPB, MBB, CTG, STB cũng tạo sức ép lớn lên thị trường ngay sau khi chốt giá ATO.

Chỉ số VN-Index đã mở đầu phiên giảm về ngay 1.250 điểm, tương ứng với mức giảm hơn 30 điểm.

Diễn biến này là khá nhạy cảm khi xu hướng tăng ngắn hạn của chỉ số lại nằm tại 1.270 điểm. Các phản ứng hồi phục nếu không sớm xuất hiện sẽ tạo ra nhiều áp lực bán ra nhiều hơn lên chỉ số.

Nhóm hồi phục sớm nhất của sàn lại đang là các cổ phiếu Năng lượng với các mã POW (+3,3%), NT2 (+5,3%), VSH (+3%), HDG (+2,7%), PC1 (+2,9%), GEG (+2,4%), REE (+1,9%) cùng có lực mua kéo giá đảo chiều. Trong số này, chỉ có duy nhất POW là đang đứng trong hàng ngũ của VN30 nên tác động của nhóm Năng lượng là không rõ rệt lên thị trường.

Thay vào đó, GAS (+2,8%) có thể được xem gương mặt khả dĩ hơn khi bắt đầu đảo chiều từ sau 10h. Nhiệm vụ của GAS là cần phải lôi kéo được mã trong ngành Xăng Dầu và Phân bón như DCM, DPM, PVT, PLX, PVS và PVS, PVC, PVB trên HNX.

Tuy nhiên, sự lan tỏa của các cổ phiếu Xăng Dầu là chưa được ghi nhận khi nhiều mã vẫn đang giảm trên 3%. Mức giảm cần được thu hẹp hơn nữa trong phần tiếp theo của phiên giao dịch.

Cùng với đó, nhiều nhóm ngành như Bán lẻ, Chứng khoán, Cảng biển, Bảo hiểm, Thép, Bất động sản, Khu Công nghiệp, Thủy sản cũng vẫn đang có nhiều cổ phiếu giảm trên 3% và rất cần sự can thiệp mạnh hơn từ các cổ phiếu đầu ngành.

Tính đến 10h30, HOSE đang có tới 85% mã giảm, chỉ số VN-Index chưa thu hẹp đáng kể lại đà giảm khi đang giao dịch tại 1.257 điểm.

Tương tự, HNX-Index cũng đang bị sắc đỏ chi phối và giảm gần 3% về 298 điểm.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE