BritCham đề xuất nới “room” tín dụng cho các nhà băng

BritCham cho rằng, tốc độ tăng trưởng tiềm năng sẽ chỉ thực sự được hiện thực hóa nếu các doanh nghiệp có khả năng thực hiện các kế hoạch của mình và không bị kìm hãm bởi tính thanh khoản hạn chế.
BritCham đề xuất nới “room” tín dụng cho các nhà băng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
BritCham đề xuất nới “room” tín dụng cho các nhà băng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham) cho biết, khi Việt Nam đang phục hồi trước những thách thức gần đây từ COVID-19, triển vọng của cộng đồng doanh nghiệp Anh tại Việt Nam khá tự tin và lạc quan.

BritCham đánh giá, với các chính sách tiền tệ đúng đắn và sự hỗ trợ từ Chính phủ trung ương, các công ty và rộng hơn là nền kinh tế có thể nhanh chóng trở lại mức tăng trưởng và phát triển trước đây trước khi đại dịch bùng nổ.

Điều quan trọng nữa là Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm và hành động của các nước khác để tối đa hóa hiệu quả và tốc độ phục hồi, cũng như đảm bảo đất nước không bị tụt hậu khi mở cửa lại nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu.

Một trong những yếu tố quan trọng của sự phục hồi này sẽ là việc mở lại biên giới cùng với một bộ các quy tắc và quy định nhập cảnh quốc gia để cho phép các doanh nhân và khách du lịch quay trở lại một cách an toàn, một lần nữa đảm bảo rằng lợi thế cạnh tranh không bị từ chối và nhường lại cho các đối thủ trong khu vực.

“Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam tin rằng việc hạn chế và loại bỏ các yêu cầu kiểm dịch và nối lại các điều kiện nhập cảnh trước đại dịch sẽ hỗ trợ không chỉ các doanh nhân quốc tế mà còn các doanh nhân địa phương trong lĩnh vực du lịch và kinh doanh”, báo cáo cho biết.

Cũng theo BritCham, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, lạm phát sẽ là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Dữ liệu các năm trước đây cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thường cao hơn các quốc gia khác, BritCham tin rằng việc chú ý thường xuyên vào khía cạnh này trong chính sách kinh tế quốc gia để đảm bảo rằng Việt Nam tránh không để tái diễn hiện tượng bong bóng tài sản làm đẩy cao lạm phát từng diễn ra từ năm 2010 đến năm 2012, và do đó giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng bền vững.

Cũng theo Hiệp hội, thanh khoản và khả năng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các ngân hàng sẽ là yếu tố then chốt cho năm 2022 và trong tương lai trung hạn. Có thể cảm nhận được rằng chúng ta sẽ thấy một tình huống mà các công ty sẽ bắt đầu chu kỳ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ do nhiều người đã giữ tiền mặt trong 2 năm qua hoặc sẵn sàng đi vay nhiều hơn để đầu tư dựa trên khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Một số tổ chức ngân hàng của Anh đã hoạt động tích cực trên thị trường FDI và khả năng các ngân hàng nước ngoài có thể cho vay hiệu quả đối với các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam là điều cần thiết để Việt Nam tận dụng tối đa tiềm năng của tất cả các Hiệp định Thương mại Tự do đã hiệu lực và đang đàm phán.

Cùng với đó là tầm quan trọng chiến lược của các nhà xuất khẩu trong việc tiếp tục tăng trưởng GDP, BritCham tin tưởng vào một quy định linh hoạt hơn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép các ngân hàng có thể hỗ trợ các công ty với giới hạn cho vay lớn hơn mức họ đã đưa ra trước đây.

Tốc độ tăng trưởng tiềm năng sẽ chỉ thực sự được hiện thực hóa nếu các doanh nghiệp có khả năng thực hiện các kế hoạch của mình và không bị kìm hãm bởi tính thanh khoản hạn chế do số lượng và thời hạn cho vay không linh hoạt.

Đọc tiếp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024 sang ngày 23/4.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024

Thời gian tổ chức đại hội sẽ được lùi từ ngày 10/4 sang ngày 23/4, lý do được ngân hàng cho biết là để hoàn thiện công tác chuẩn bị đại hội.

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Chat với BizLIVE