Bộ Xây dựng công bố kết luận quy hoạch chung TP. Thủ Đức

Đối với nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức, Bộ Xây dựng đề nghị xác định thời hạn quy hoạch đến năm 2040, không xác định tầm nhìn quy hoạch.
Cửa ngõ phía đông kết nối TP. Thủ Đức vào trung tâm TP.HCM.
Cửa ngõ phía đông kết nối TP. Thủ Đức vào trung tâm TP.HCM.

Nội dung được Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề cập trong kết luận về thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và nhiệm vụ Quy hoạch chung TP.Thủ Đức trực thuộc TP.HCM.

Theo đó, đối với nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức, Bộ Xây dựng đề nghị xác định thời hạn quy hoạch đến năm 2040, không xác định tầm nhìn quy hoạch.

Về nội dung nghiên cứu cần bổ sung các yêu cầu về thu thập tài liệu, số liệu; rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí cần bổ sung để hoàn thiện theo chất lượng đô thị 1. Rà soát đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội, các dự án đang triển khai thực hiện, sử dụng đất, gắn kết giao thông công cộng để khai thác hiệu quả quỹ đất trong phát triển đô thị và khu chức năng; phân tích động lực phát triển đô thị.

Công tác dự báo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, dân số, đất đai, hạ tầng và tác động của điều kiện tự nhiên đến TP. Khai thác điều kiện tự nhiên sông nước TP. Thủ Đức để định hướng quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mối quan hệ không gian giữa TP.HCM với TP. Thủ Đức và liên kết các đô thị lân cận tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức được Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có thời hạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Cụ thể, quy mô lập quy hoạch TP. Thủ Đức là khoảng 21.156,9 ha. Nghiên cứu lập quy hoạch TP.Thủ Đức theo định hướng đô thị sáng tạo, tương tác cao, trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của TP.HCM. Đồng thời nâng cấp, chỉnh trang các khu vực đô thị hiện hữu (ngoài 8 trọng tâm sáng tạo), đảm bảo gắn kết, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Dự báo dân số cư trú sẽ đạt mức 1,5 triệu người vào năm 2030, đạt mức 1,9 triệu người đến 2,2 triệu người vào năm 2040 và đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Quy hoạch đô thị sẽ tính toán mức dân số tối đa để chuẩn bị cho nhu cầu tương lai. Cơ cấu dân số sẽ chú trọng thu hút và phát triển dân số trẻ, tri thức (nguồn nhân lực trình độ cao) cùng nhóm dân cư hiện hữu.

Về quy mô đất đai, đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 18.930 ha; đến năm 2040, đất xây dựng đô thị là khoảng 19.994 ha.

Quan điểm của TP.HCM trong xây dựng quy hoạch TP Thủ Đức là xây dựng khu vực phát triển đô thị sáng tạo nhằm giữ vai trò quan trọng và hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TP.HCM, vùng TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thiết lập cơ chế chính sách để quản lý, thu hút đầu tư, xây dựng kế hoạch thực thi và lộ trình thực hiện các dự án tầm vĩ mô (như giao thông công cộng, các trung tâm sáng tạo) và các cấp độ thấp hơn (công viên khu ở, thảm cây xanh và mặt nước, các khu nhà ở giá rẻ)...

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG TP.HCM THEO 4 NHÓM VẤN ĐỀ

Đối với nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP.HCM làm rõ hơn sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung theo 4 nhóm vấn đề. Đó là vai trò, vị trí và tính chất của TP trong vùng TP.HCM; chiến lược mới phát triển kinh tế xã hội như phát triển đô thị thông minh trên cơ sở chuyển đổi số; dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; trung tâm tài chính quốc tế.

Sự hình thành của các dự án trọng điểm cấp vùng và quốc gia có tác động đến không gian đô thị thời gian qua. Các định hướng theo Quyết định 24/QĐ-TTg cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Tác động của biến đổi khí hậu phát triển không gian đô thị, cần có giải pháp thích ứng phù hợp trong thời kỳ mới.

Về phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, cần rà soát phạm vi lập quy hoạch để phù hợp, thống nhất với quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ tại khu vực biển Cần Giờ.

Về hiện trạng đô thị, làm rõ thêm các đặc điểm tự nhiên, hệ thống sông nước, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và các hiện trạng kinh tế - xã hội của TP.HCM. Các quy hoạch và dự án đang triển khai; các hạn chế vướng mắc trong triển khai thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt; làm rõ các vấn đề về kiểm soát phát triển và quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng phòng cháy chữa cháy, môi trường đô thị.

Ngoài ra, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM cần bổ sung các yêu cầu về phân tích động lực, mô hình phát triển đô thị trong thời gian tới. Công tác dự báo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, dân số, đất đai, hạ tầng và tác động của điều kiện tự nhiên đến TP. Khai thác điều kiện tự nhiên sông nước, định hướng phát triển không gian, hệ thống trung tâm, không gian ngầm, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, sử dụng đất đối với khu vực đô thị trung tâm; nội dung thiết kế đô thị.

Đồng thời, cần quan tâm gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, khai thác hệ thống hạ tầng giao thông để mở rộng không gian phát triển đô thị, khu chức năng. Cũng như làm rõ mối quan hệ không gian giữa TP.HCM với TP. Thủ Đức, với các đô thị thuộc vùng TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cảng hàng không quốc tế Long Thành và hệ thống cảng biển trong vùng và đảm bảo sự phù hợp với các quy hoach ngành quốc gia.

Đọc tiếp

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa.

Chat với BizLIVE