Bộ trưởng Tài chính: Sẽ siết chặt vấn đề nợ công

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định như vậy trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội chiều 10/6.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính chiều 10/6, đại biểu Lê Thị Công bày tỏ băn khoăn liệu nợ công nước ta đang thực sự có an toàn không?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ tài chính cho biết: Nếu nhìn về con số tuyệt đối thì nợ công trong những năm gần đây thì có xu hướng tăng lên. Nhưng đánh giá tính bền vững của nợ công và an toàn của danh mục nợ công thì phải đánh giá về cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ.

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố này thì nợ công của  vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn.

Về chỉ tiêu nợ công trên GDP thì tỉ lệ này thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, 2011 là 50,1%, 2012 là 50.8% và 2013 là 53,4% là kể cả số mà Quốc hội biểu quyết chuyển số của thuế VAT năm 2013 vào. Việc đưa số thuế VAT này vào là minh bạch (trước để ngòai). Tỉ lệ này nằm trong ngưỡng cho phép là 65%.

Riêng nợ Chính phủ hiện nay là 44%, thấp hơn chỉ tiêu 55% mà Quốc hội cho phép. Cùng với tăng trưởng GDP thì khả năng trả nợ tiếp tục được duy trì.

Thời điểm trả nợ rất quan trọng. Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2- 5 năm.

Bộ Tài chính cho biết trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

Chỉ tiêu quan trọng khác: cuối năm 2013, tỉ lệ trả nợ tổng số thì vượt 25% nhưng phân tích sâu thì trong này có 10% vay đảo nợ (không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ), nên nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợ thì chúng ta vẫn nằm mức 20-21%, dưới mức 25%.

Đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra vấn đề bố trí ngân sách trả nợ. Kinh tế chúng ta tuy có khởi sắc nhưng còn khó khăn. Quy mô còn rất nhỏ. Chúng tôi đánh giá nếu loại trừ nghĩa vụ vay đảo nợ, thì nghĩa vụ trả nợ đều nằm dưới mức 25% như tỉ lệ của Quốc hội. Vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn.

Đại biểu Quốc hội sốt ruột là đương nhiên nhưng nếu loại trừ vay đáo nợ thì chúng ta vẫn nằm trong ngưỡng 20-21%, vẫn dưới ngưỡng cho phép 25%.

Nợ công tăng nhanh trong thời gian vừa qua, ngoài huy động cho đầu tư phát triển, tăng bội chi, có tăng về số tuyệt đối nhưng số tương đối thì như thế. Quán triệt tinh thần điều hành thận trọng thì Bộ thường xuyên đánh giá danh mục nợ công, trên các chỉ tiêu đánh giá an toàn khác, đúng tinh thần luật quản lý nợ công.

Xung quanh câu hỏi của hai đại biểu về vấn đề “Nợ công có tính khoản vay của DNNN, nợ Chính phủ bảo lãnh hay không", ông Đinh Tiến Dũng cho biết: Theo định nghĩa về nợ công thì không phân biệt là DNNN, doanh nghiệp tư nhân, mà nếu được Chính phủ bảo lãnh thì được tính vào nợ công.

Về lo ngại của các đại biểu khoản vay đảo nợ tác động đến nợ công như thế nào, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nếu khoản vay không phát sinh nghĩa vụ nợ mới (lãi suất bằng hoặc thấp hơn,…) thì nhìn chung không ảnh hưởng đến nợ công”.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE