Bộ trưởng Luận nhận trách nhiệm về yếu kém ngành giáo dục

Sáng 11/6, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận đăng đàn trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

BizLIVE đang tường thuật trực tuyến phiên chất vất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận

10h20: Đại biểu Tô Văn Tám: Bộ trưởng nghĩ sao về kết quả khảo sát gần đây về chất lượng sinh viên ra trường để cho rằng chất lượng đào tạo CĐ-ĐH hiện rất đáng lo ngại?

Bộ trưởng Luận: Khi chuyển sang kinh tế thị trường, đào tạo cho nhiều thành phần kinh tế. Khi thị trường lao động đã hình thành và ngày càng phát triển thì độ trễ và sự không khớp giữa cung và cầu là một thực tế khách quan. Bộ sẽ phối hợp để xử lý ở khâu “cung” một cách tốt hơn, cảnh báo xã hội về ngành nghề thiếu, ngành nghề thừa.

10h09: Đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận): Việc đổi mới thi tốt nghiệp như hiện tại là khuyến khích cho học sinh học lệch? Liệu thời gian tới còn đổi mới nào nữa không?

Bộ trưởng Luận:  Trước kỳ thi năm nay, số lượng môn thi tốt nghiệp bao gồm 6 môn, trong đó có 3 môn văn, toán, ngoại ngữ là bắt buộc, còn lại 3 môn do Bộ chọn trong các môn sử, địa, lý, hóa và sinh vật. Trong quá trình phân tích đánh giá thực trạng giáo dục cho đề án đổi mới thì thấy việc quy định 3 môn bắt buộc sẽ khiến các cháu học cẩn thận, đầy đủ, các trường dạy chu đáo. Với các môn lựa chọn các cháu vừa học vừa chờ đợi, dẫn đến tình trạng đối phó.

Để khắc phục tình trạng này, những đổi mới mà Bộ đưa ra không xem xét tốt nghiệp chỉ có 4 môn mà học gì thi nấy. Quốc gia tổ chức thi 4 môn, địa phương và cơ sỏ đánh giá các môn còn lại.
Thay vì Bộ chọn thì để cho các cháu chọn, để chú trọng giáo dục toàn diện, tôn trọng và phát huy được năng lực, sở trường của các cháu trong ngưỡng cửa bước vào cuộc đời. 

Năm nay lần đầu tiên thi có những hội đồng thi chỉ có 1 cháu. Đây là biểu hiện của sự thay đổi về chất lượng giáo dục chuyển từ dạy cho số đông thành dạy cho từng cháu.

Kỳ thi tốt nghiệp có tiếp tục đổi mới nữa không, thì như chúng tôi nói ban đầu vẫn sẽ tiếp tục theo hướng đổi mới để hướng tới chất lượng giáo dục tốt hơn.

------------------------------

 72.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, Bộ trưởng nhận trách nhiệm

10h00: Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) và Nguyễn Thanh Thùy (Bình Định) nêu thực trạng hiện nay là hơn 72.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hiện nay là do đào tạo bất hợp lý - triển khai tràn lan các trường ĐH nhưng chủ yếu đào tạo khoa học, xã hội mà không đào tạo về khoa học - kỹ thuật. Điều này làm méo mó cung cầu lao động. Bộ có biện pháp gì?

Bộ trưởng Luận: Bộ Giáo dục và các trường đào tạo nằm ở bộ phận cung. Nhận trách nhiệm của Bộ trước việc nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, chúng tôi nhận thấy do một số hạn chế sau đây:

- Trong quá trình đạo tào, chúng ta hiện chú ý nhiều vào quy mô, chưa chú tâm đến chất lượng.

- Đào tạo sinh viên theo khả năng mình có, chưa có việc làm thiết thực đáp ứng như cầu thực sự của xã hội, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của địa phương;

- Nội dung đào tạo nhẹ phần ứng dụng, nặng phần lý thuyết.

Bộ nhận trách nhiệm về những yếu kém nói trên, từ đó có những giải pháp để cải tạo chất lượng giáo dục.

Chúng tôi đã bàn với Bộ Lao động, thương binh xã hội để phối kết hợp trong việc đào tạo cung ứng việc làm. Nếu vượt thẩm quyền sẽ trình lên Chính phủ, để làm sao cân đối nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Về việc đại biểu thắc mắc bỏ điểm sàn, chúng tôi khẳng định không bỏ điểm sàn. Điểm đổi mới của tuyển sinh năm nay là điểm sàn không chỉ có một mực. Có mức sàn, có mức sàn thấp hơn. Vì sao có sự thay đổi là vì để triển khai luật giáo dục đại học, đó là phân tầng các chất lượng giáo dục đào tạo khác nhau bằng những chỉ tiêu khác nhau.

Chỉ tiêu tuyển sinh từng trường thay đổi đó là bỏ cơ chế xin cho, chỉ tiêu tuyển sinh hiện tại căn cứ vào số lượng giảng viên thực có tại các cơ sở đào tạo. Ưu tiên việc nếu có nhiều giảng viên bậc giáo sư tiến sỹ sẽ được đào tạo chỉ tiêu lớn hơn. Điều kiện thứ hai là do diện tích, cơ sở hạ tầng của trường đó chứ không chỉ phụ thuộc vào điểm sàn.

9h30: Quốc hội nghỉ giải lao

9h11: Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái): Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, Bộ chọn khâu thi cử là khâu đột phá. Tuy nhiên, dư luận cho rằng đây chỉ là phần ngọn trong khi đổi mới nội dung chương trình mới là phần gốc?

Bộ trưởng Luận: Khi nói về thi cử, với việc dạy và học, có quan hệ tác động lẫn nhau, phải thiết kế phương pháp dạy, học rồi tính đến chuyện thi cử đồng bộ. Trong quá trình triển khai dạy, học và thi cử, có những thay đổi của quá trình thi cử, dẫn đến thay đổi của quá trình dạy và học. 

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, có những thay đổi căn bản. Trong đó, từ chỗ kiểm tra kiến thức học thuộc lòng, nay chuyển sang kiểm tra kiểm tra khả năng tổng hợp kiến thức cả khóa khóc, bao gồm cả kiến thức chính trị xã hội, đạo đức công dân… Sự đổi mới này đã tạo sức lan tỏa, khiến các học sinh hứng khởi làm bài và làm tốt.

Các thầy cô giáo, bản thân học sinh, phụ huynh đều đã hình dung được thay đổi dạy và học như thế nào, theo lối truyền thụ kiến thức sang trú trọng giáo dục kỹ năng, phẩm chất.

------------------------------

Việt Nam học, thi tiếng Anh không giống ai trên thế giới

9h20: Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, đại biểu Phạm Thị Hải cùng chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về trình độ ngoại ngữ của học sinh sinh viên Việt Nam còn nhiều bất cập, trở thành rào cản trong quá trình hội nhập với của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Bộ quyết định môn thi ngoại ngữ là môn tự chọn.

Bộ trưởng Luận: Trong quá trình xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ tổ chức khảo sát toàn diện và thấy rằng cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ hiện nay không giống ai trên thế giới. 

Giáo viên chủ yếu dạy ngữ pháp dẫn đến tình trạng học sinh tốt nghiệp mà không biết nói Tiếng Anh, người ta nói cũng không biết nghe. Trình độ giáo viên ngoại ngữ các trường chưa đạt chuẩn - học sinh học trung tâm thì giỏi nhưng khi trả lời thì cô lại nói là sai

Chúng ta dạy và học chủ yếu là ngữ pháp, cho nên học hết phổ thông, học sinh cũng không nói được hoặc người ta nói cũng không hiểu. Do đó, chúng ta phải thay đổi cách dạy cách học, dứt khoát phải chấm dứt tình trạng nhận được bằng, chứng chỉ nhưng không sử dụng được ngoại ngữ trong thực tiễn. Trước mắt phải thay đổi cách dạy, cách học để cho đúng hướng rồi mới tăng tốc chứ không tăng tốc theo hướng cũ.

Từ 8h50 đến 9h00, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sau đó là phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào những việc: cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, không phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội; việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục; đổi mới chương trình sách giáo khoa; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và đầu tư; Lao động, thương binh và Xã hội; Nội vụ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan. 

Bấm F5 để cập nhật...

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE