Bộ Tài chính đề nghị Hải Phòng nghiên cứu không thu phí hạ tầng cảng biển với hàng thủy nội địa

Tại công văn số 8058/BTC-CST, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP. Hải Phòng nghiên cứu kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, ý kiến của Ủy ban Tài chính và Ngân sách, kinh nghiệm của TP.HCM để có phương án xử lý phù hợp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa có công văn số 8058/BTC-CST gửi UBND TP. Hải Phòng về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

Tại văn bản, Bộ Tài chính cho biết, công văn số 4732/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ gửi kèm công văn số 650/UBTCNS15 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - trong đó nêu kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu của TP. Hải Phòng và TP.HCM là: "Kiến nghị không thu phí đối với hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ nội địa".

Theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách, trên cơ sở xem xét ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp liên quan vận tải thuỷ nội địa, Thường trực Ủy ban cho rằng, mặc dù về mặt pháp lý, nội dung Nghị quyết của HĐND hai thành phố là chặt chẽ và phù hợp quy định pháp luật vì chỉ quy định chung chung, không đề cập riêng cho từng loại phương tiện vận tải cụ thể.

Tuy nhiên, từ góc độ thực tế áp dụng, các đối tượng là phương tiện vận tải thuỷ nội địa có thể không sử dụng hoặc sử dụng không đáng kể những kết cấu hạ tầng cảng biển do địa phương quản lý.

"Vì vậy, việc hai địa phương thu loại phí này đối với phương tiện vận tải thuỷ nội địa là chưa thật sự thoả đáng", Ủy ban Tài chính, Ngân sách nêu quan điểm.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định, quyền quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu thuộc thẩm của HĐND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, hôm 7/7 vừa qua, HĐND TP.HCM cũng đã thông qua Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND sau khi nhận được Thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về giao nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, cơ quan về việc thu phí hạ tầng cảng biển.

Theo đó, TP.HCM đã sửa đổi các quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng, miễn, giảm phí, điều chỉnh mức thu phí mà cụ thể là giảm mức thu từ ngày 1/8. Trong đó, thành phố miễn thu phí với các loại hàng: nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng; đảm bảo an sinh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; gửi kho ngoại quan; quá cảnh; ra vào cảng bằng các tuyến đường thuỷ theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy.

Đồng thời, TP.HCM cũng quyết định giảm 50% mức phí với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển vào cảng và rời cảng bằng đường thủy nội địa.

Vì vậy, từ thực tiễn trên, "đề nghị UBND TP. Hải Phòng nghiên cứu các kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, kinh nghiệm xử lý của TP.HCM và có phương án xử lý kiến nghị phù hợp, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/8/2022”, văn bản của Bộ Tài chính nêu.

Nhiều bất cập trong việc thu phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

Trước đó, như đã thông tin, tại bản kiến nghị gửi đi vào cuối tháng 7, 5 hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa bao gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam và Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) đã kiến nghị HĐND, UBND TP.Hải Phòng đề xuất không thu phí hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

Theo các hiệp hội này, việc nộp phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển của Hải Phòng đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ liên quan có hàng hóa thông qua cảng của thành phố.

Điều này làm hạn chế năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và làm tăng chi phí logistics đang ở mức cao. Đặc biệt là hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa - một phương thức đang được nhà nước khuyến khích phát triển do những ưu điểm của mình.

Tại bản kiến nghị, dù thừa nhận việc HĐND TP.Hải Phòng ban hành quy định thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố là đúng thẩm quyền theo quy định - tuy nhiên, các hiệp hội cũng nêu chất vấn: "đối tượng áp dụng đã đúng và phù hợp hay chưa đối với vận tải đường thủy nội địa?".

Đồng thời, các hiệp hội này cho rằng việc thu phí kết cấu hạ tầng cảng biển đối với phương tiện vận tải thủy nội địa là chưa thực sự thỏa đáng và hợp lý về đối tượng phải nộp phí.

Bởi lẽ các phương tiện vận tải thủy nội địa chủ yếu sử dụng các tuyến đường thủy tự nhiên, hàng hải kết nối đến cảng biển do Bộ Giao thông vận tải quản lý, không sử dụng hạ tầng của địa phương kết nối với cảng biển, như hệ thống cầu, các tuyến đường bộ, cầu vượt tại các nút giao thông do địa phương quản lý và đảm bảo điều kiện hoạt động.

Thêm vào đó, có một thực tế, việc Hải Phòng thu phí cơ sở hạ tầng đã làm giảm sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển, mất lợi thế là cảng biển trung chuyển của khu vực...

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE