Chứng khoán 4/8

Sau 4 nhịp rung lắc, VN-Index vẫn trì hoãn được phiên điều chỉnh

Dù không giải ngân mạnh ở phiên hôm nay, khối ngoại vẫn đủ sức để chi phối chuyển động giá của các cổ phiếu lớn như VHM, VCB, NVL. VCB là cổ phiếu chủ chốt giúp chỉ số vượt qua rung lắc.
Diễn biến giao dịch phiên 4/8
Diễn biến giao dịch phiên 4/8

Đúng như quan sát đã nêu ra sáng nay, chỉ số đang được điều tiết bởi dòng tiền ngoại và cổ phiếu lớn. 2 quỹ ETF nội tới cuối phiên vẫn bị khối ngoại bán ròng mạnh: FUEVFVND bị bán ròng 225 tỷ đồng còn E1VFVN30 bị bán ròng 115 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tiền ngoại lại đổ vào riêng một số mã khiến chỉ số dễ dàng xoay chiều. VHM và VCB đã được khối ngoại ưu tiên trong giao dịch mua vào. Họ tăng tốc độ mua vào các mã này trong phiên chiều, đẩy giá trị mua ròng của VHM lên 185 tỷ đồng và VCB lên 67,5 tỷ đồng. Chưa kể các mã HPG (+91 tỷ đồng), CTG, STB, NVL cũng đều nhận được tiền.

Từ trạng thái bán ròng khoảng 87 tỷ đồng, khối ngoại đã chuyển thành mua ròng cả phiên với giá trị ròng là 58 tỷ đồng.

VCB (+3,77%), VHM (+1,8%), NVL (+3%) đã giúp VN-Index lại thêm một lần nữa hoãn được nhịp điều chỉnh và đóng cửa tăng 0,35% lên 1.254,15 điểm.

Với thị trường chung, dòng tiền đã không còn thể hiện đồng thuận nữa mà chuyển nhiều hơn sang các hoạt động chốt lời. Một loạt các mã như DXG (-1,11%), KBC (-2,07%), VCI (-0,91%), HBC (-0,47%), VGC (-4,91%), GIL (-1,22%), CII (-1,42%), PC1 (-2,15%), AAA (-1,57%), REE (-1,48%), SZC (-2,26%), PVD (-2,53%), GEX (-2,73%), ITA (-2,43%) đều kết phiên trong sắc đỏ.

Với HNX-Index, các tác động của tiền lớn không xuất hiện nhiều nên chỉ số này giảm 0,13% xuống 297,73 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.712 tỷ đồng.

Trong khi đó, UPCoM-Index chốt phiên tăng tới 0,6% nhờ ảnh hưởng của cổ phiếu SIP (+6%). Thanh khoản của sàn đạt 883,95 tỷ đồng.

****

Ngoài yếu tố Bluechips thì tiền ngoại cũng là một nhân tố đã tham gia tích cực vào nhịp tăng của thị trường. Tuy nhiên, trong sáng nay, các động thái của khối ngoại lại ngả sang chiều bán. Họ bán ròng 87 tỷ đồng với FUEVFVND vẫn là tâm điểm, kế đến là E1VFVN30.

Điều này chắc chắn sẽ gây ra áp lực bán đối ứng của tự doanh lên cả 2 rổ chỉ số này. Tới cuối phiên sáng, VN30 đã dần phải thu hẹp lại biên độ tăng khi GAS (-2,1%), SAB (-2,1%), MSN (-2%), BID (-1,7%) tạo thêm sức ép.

VN-Index một lần nữa bị ép phải quay đầu, giảm 0,1% xuống 1.248 điểm. Nếu như tiền ngoại hoặc các Bluechips ngừng hậu thuẫn thì thị trường sẽ rất có một phiên điều chỉnh. Lúc này theo thống kê số mã có xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang neo sát đỉnh với tỷ lệ 81%.

Thanh khoản của HOSE tới cuối phiên sáng đạt 10.577 tỷ đồng. Trong khi đó HNX có 1.173 tỷ đồng giao dịch. Chỉ số HNX-Index cũng đang giảm nhanh hơn, -0,27% xuống 297,3 điểm.

****

Nếu các Bluechips đồng thuận cho điều chỉnh thì chắc chắc VN-Index sẽ có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã chốt lời ở các phiên trước đang phải phân vân giữa việc giải ngân ngay vào các cơ hội mới hay làm ngơ đi những động thái của các cổ phiếu lớn.

Các mã lớn như VHM (+1,6%), VCB (+1,3%), MWG (+1,6%) cùng các mã Ngân hàng như VPB (+2,4%), TCB (+1,3%), TPB (+3%) vẫn chưa sẵn sàng buông cho thị trường giảm. VN-Index chỉ xuất hiện rung lắc rất nhẹ và đảo chiều ngay lập tức. Tới khoảng 10h30, VN-Index đang tăng lên 1.252 điểm. Sắc xanh không thể lấn lướt hoàn toàn với số mã tăng là 46% so với 36,7% mã giảm.

Yếu tố thanh khoản vẫn là điều thị trường đang làm rất tốt với giá trị giao dịch tiếp tục đi lên, đạt 6.684 tỷ đồng vào lúc 10h30.

Các mã có giá trị giao dịch tốt nhất đều là những gương mặt của bộ 3 Bank - Chứng - Thép là HPG, VPB, VND, SSI, đạt trên 200 tỷ đồng.

Hiện hoạt động chốt lời vẫn tiếp diễn ở các cổ phiếu như PC1, DPM, PVD, HDG, KDC, VGC, HAH nhưng biên độ cũng chưa có dấu hiệu được mở rộng ra.

Trên HNX, các mã SHS (+1,4%), IDJ (+3,21%), L14 (+3,47%), TVC (+3,23%) chỉ tăng ở mức vừa phải và không còn hỗ trợ cho chỉ số HNX-Index có thể vượt qua đà tăng của VN-Index. Chỉ số này đang giao dịch tại 298 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE