Bí thư Đinh La Thăng: “97.000 tỷ chống ngập... chưa biết trông vào đâu”

"Mỗi lần ngập úng do triều cường hay do mưa lớn người dân thành phố đều rất khổ, song đến nay chương trình chống ngập 97.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu", Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói.
í thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
í thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng cho biết, thành phố đang gặp phải thách thức rất lớn như ùn tắc giao thông, ngập úng... nhưng chưa có đủ nguồn lực để giải quyết.
“Như sân bay Tân Sơn Nhất dự báo đến năm 2020 đạt 25 triệu khách nhưng năm nay dự kiến đón khoảng 32 triệu khách. Vậy là quá tải cả trên trời và dưới đất, có khi đi máy bay giữa trời nửa tiếng, thậm chí cả tiếng mới đáp được.
Hơn nữa, mỗi lần ngập úng do triều cường hay do mưa lớn người dân thành phố đều rất khổ, song đến nay chương trình chống ngập 97.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu”, Bí thư Thăng cho biết.
Ông Thăng cũng chia sẻ thêm, trụ sở làm việc của các cơ quan của thành phố đều rất chật chội, xập xệ, đến nỗi vừa rồi đoàn công tác của Chính phủ vào làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư phải ngạc nhiên.
Thậm chí, trụ sở Thành ủy TP.HCM cũng là cơi nới hai bên. Trong điều kiện khó khăn ấy, Bí thư Thăng cho biết, các sở ngành không có tiền sửa chữa chứ đừng nói là xây mới nhưng tất cả đều làm việc vì trách nhiệm đối với đất nước.
Ông Thăng cũng cho biết việc nêu những thực tế khó khăn này không phải để “kêu khổ” mà nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng để có đề xuất với Quốc hội, làm sao cùng chia sẻ cho cả nước và cũng phải chăm lo cho “đầu tàu” của cả nước để có tốc độ chạy nhanh hơn.
“Không thể đầu tư tất cả cho chỗ có hiệu quả, cho đầu tàu. Nhưng mức độ thế nào hài hoà để vùng sâu xa chế độ chính sách cũng lo được đồng thời cũng phải chăm lo được cho đầu tàu để tốc độ chạy nhanh hơn, đủ lực để chạy. Chứ đầu tàu chậm lại một chút để lấy lại gia tốc là rất khó”, Bí thư Thăng nói.
Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết thêm, thành phố dường như chưa bao giờ bàn lùi trước những chỉ tiêu được giao, mỗi khi khó khăn đều ngồi lại tìm ra phương án.
“Khi Trung ương cắt giảm ngân sách thì thành phố cũng không thể giảm chi thường xuyên vì thực tế đã giảm đến mức tối đa. Xe thì đa số là xe cũ, đồng chí này nghỉ hưu thì để lại cho đồng chí khác dùng chứ không có chuyện nhậm chức là mua xe mới”, bà Tâm cho biết.
Bà Tâm cũng cho hay, nếu ngân sách giảm thì chỉ còn cắt giảm việc chi đầu tư phát triển, đầu tư vào hạ tầng, mà điều này sẽ để lại hệ lụy rất lớn, gây tác động nhiều chiều. Đặc biệt nếu cắt giảm ngân sách như vậy thì đầu tư cho an sinh xã hội giảm, người dân sẽ không an tâm sinh sống hay có các hoạt động đầu tư...
“TP.HCM sẽ không thể nào chịu nổi. Giảm một cách đột ngột như vậy, thì nền kinh tế trở tay không kịp nên Chính phủ và Quốc hội cần phải xem xét”, bà Tâm cho rằng nếu giảm 2% (từ 23% xuống 21%) tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại thì hợp lý hơn.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) - Hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024.

Chat với BizLIVE