“Áp lực lạm phát có thể khiến NHNN tăng lãi suất điều hành trong năm nay”

Theo đánh giá của các chuyên gia, áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất điều hành.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Áp lực lạm phát đang tăng 
Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã không thực hiện cắt giảm lãi suất điều hành như 3 lần trong năm 2020 nhưng sử dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau để hỗ trợ cho thanh khoản thị trường ở trạng thái dồi dào, như gần như không sử dụng tới các hoạt động thị trường mở, mua ngoại hối và bơm VND ra thị trường…
Theo đó, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất lịch sử, trung bình năm 2021 giảm 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của năm 2020. 
“Áp lực lạm phát có thể khiến NHNN tăng lãi suất điều hành trong năm nay” ảnh 1
Trong báo cáo vĩ mô 2022 mới phát hành, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, lãi suất huy động thấp nhất lịch sử có thể là nguyên nhân khiến tiền gửi từ khu vực dân cư tiếp tục tăng chậm lại, với 10 tháng đầu năm chỉ tăng 3,08% trong khi trung bình cùng kỳ các năm gần đây tăng trên 10%. 
“Hoàn toàn có khả năng một phần dòng tiền gửi từ dân cư đã chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán”, chuyên gia BVSC nhận định.
Đối với năm 2022, các chuyên gia cho rằng, áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến NHNN phải tăng lãi suất điều hành. Tuy nhiên, NHNN nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất điều hành ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.
“Dự báo mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng tăng nhẹ trở lại quanh 0,25%-0,5%, nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, BVSC cho hay.
VND có thể mất giá trở lại
Về tỷ giá, trong năm 2021, NHNN đã có 3 lần giảm giá mua vào đồng USD, giúp cho tỷ giá giao dịch thực tế tại NHTM đã giảm tới 1,14% so với cuối năm 2020, tương đương với VND đã lên giá 1,14% so với đồng USD. Đây được đánh giá là diễn biến tích cực trong bối cảnh chỉ số DXY trên thị trường thế giới đã tăng mạnh, 7% trong năm 2021. 
“Áp lực lạm phát có thể khiến NHNN tăng lãi suất điều hành trong năm nay” ảnh 2
Theo BVSC, yếu tố này đạt được là do Việt Nam vẫn duy trì được cán cân thanh toán thặng dư và dự trữ ngoại hối vẫn đang có xu hướng tăng. 
“Áp lực lạm phát có thể khiến NHNN tăng lãi suất điều hành trong năm nay” ảnh 3
Cũng theo chuyên gia, rủi ro của đồng VND đến từ việc Fed thu hẹp lại gói nới lỏng định lượng từ những tháng cuối cùng của năm 2021 và nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất điều hành 3 lần trong năm 2022. 
Diễn biến này có thể sẽ giúp đồng DXY hồi phục mạnh hơn trong thời gian tới, qua đó khiến đồng VND mất giá trở lại. Trong khi đó, mặc dù Mỹ không cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ nhưng vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi. Do đó, NHNN có thể sẽ vẫn phải sử dụng các biện pháp để giữ đồng VND không bị mất giá quá lớn. 
Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang có cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhất lịch sử, trong khi nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, BVSC dự báo đồng VND vẫn sẽ có diễn biến ổn định và biến động trong biên độ +/- 2% trong năm tới.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giá vàng tiếp tục đi lên

Giá vàng trong nước vẫn neo cao

Trong khi giá vàng thế giới có xu hướng giảm nhẹ, thì giá vàng trong nước vẫn tăng so với phiên trước và đang giao dịch quanh mức 80 triệu đồng/lượng.

Chat với BizLIVE