"Áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm rất lớn, chủ yếu đến từ lạm phát chuỗi cung ứng"

"Lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài", TS. Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, lạm phát của Việt Nam tăng chủ yếu là do yếu tố giá cả (chi phí đẩy) hơn là yếu tố tiền tệ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, lạm phát của Việt Nam tăng chủ yếu là do yếu tố giá cả (chi phí đẩy) hơn là yếu tố tiền tệ.

Lạm phát của Việt Nam là lạm phát chi phí đẩy

Tại hội thảo "Lạm phát, lãi suất và chứng khoán" diễn ra sáng 15/7, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, lạm phát của Việt Nam có độ trễ so với thế giới và các nước khu vực châu Á, song ngày càng trở nên rõ nét hơn.

Theo TS. Cấn Văn Lực, CPI bình quân 6 tháng năm 2022 tăng 2,44% (cao hơn mức 2,25% của 5 tháng năm 2022 và mức 1,62% của 6 tháng năm 2021. Lạm phát cơ bản tăng 1,25% và lạm phát tăng chủ yếu là do yếu tố giá cả (chi phí đẩy) hơn là yếu tố tiền tệ (cung tiền và vòng quay tiền). Trong đó, 3 nhóm tăng chính là giao thông tăng 17,43% (đóng góp 69,1%), nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2% (đóng góp 15,6%), hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5% (đóng góp 12,3%).

Ông Lực phân tích, nguyên nhân mức lạm phát của Việt Nam còn thấp trong 6 tháng đầu năm là do cung tiền vừa phải ( tăng 3,51%) và vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần). Cùng với đó, giá xăng Việt Nam được hỗ trợ bình ổn (tăng thấp hơn so với thế giới); cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI khác so với thế giới, đặc biệt Việt Nam có thể chủ động, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, y tế...) và sự điều tiết các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Ngoài ra, cũng nhờ NHNN điều hành linh hoạt các công cụ chính sách; phối hợp chính sách khá nhịp nhàng.

Tuy nhiên, nhìn về áp lực đối với lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2022, ông Lực nhận định, có một số nguyên nhân có thể đẩy lạm phát tăng cao.

Theo đó, giá hàng hóa thế giới còn tăng và nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

Đồng thời, lương tối thiểu vùng, phí giáo dục, giá dịch vụ y tế… tăng từ tháng 7/2022 và tác động vòng 2, vòng 3 của tăng giá xăng dầu, giá nguyên nhiên liệu.

Cùng với đó, đà hồi phục kinh tế và sự sôi động của các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng tạo ra áp lực lạm phát cầu kéo. Hay độ trễ tác động của chính sách tiền tệ-tài khóa nới lỏng sẽ rõ nét hơn và tỷ giá chịu áp lực tăng (2,5-3% năm 2022) cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát.

Vị chuyên gia này dự báo CPI năm 2022 có thể tăng khoảng 3,8 – 4,2%, có thể cao hơn và năm 2023 có thể tăng 4%.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều, bên cạnh đó áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn.

"Lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế, tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%", ông Lâm phân tích.

Bên cạnh đó, theo ông đại dịch và khủng hoảng Nga - Ukraine đã đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng cao, kéo giá nguyên nhiên vật liệu trong nước tăng theo, tạo áp lực lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, qua đó tạo áp lực lên lạm phát. Đồng thời, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng cũng là yếu tố gây áp lực lên lạm phát trong thời gian tới.

Ngoài ra, việc Chính phủ đang khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện trong hai năm 2022-2023 Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4%, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung, ông Lâm đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Cùng với đó, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, phát triển nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Đảm bảo tính thanh khoản, hỗ trợ cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và hỗ trợ xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Ngoài ra, theo ông cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa.

Đặc biệt ông nhấn mạnh, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn.

Theo đó, Bộ Công Thương cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Về phía Bộ Tài chính, ông Lâm đề xuất cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.

"Tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường, các biện pháp trừng phạt và trả đũa khốc liệt chưa từng có, vì vậy việc ban hành chính sách và giải pháp phải nhanh, thiết thực, bảo đảm minh bạch, gắn với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi của nền kinh tế và áp lực lạm phát gia tăng", ông Lâm nhấn mạnh.

Bổ sung thêm ý kiến, TS. Cấn Văn Lực nêu kỳ vọng đà tăng giá cả hàng hóa, xăng dầu thế giới sẽ chậm lại và việc điều tiết giá cả hàng hóa, xăng dầu trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả, lãi suất trong tầm kiểm soát cũng như sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng hơn giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả sẽ góp phần kiềm chế đà tăng của lạm phát.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE