Ấn Độ xem xét dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu gạo

Các nhà chức trách Ấn Độ đang tích cực xem xét dỡ bỏ hạn chế đối với một số loại gạo xuất khẩu do giá trong nước ổn định.
Ảnh: Báo Chính phủ
Ảnh: Báo Chính phủ

Tờ The Economic Times cho biết, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có khả năng dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu, trong một động thái đánh dấu sự nới lỏng hơn nữa làn sóng bảo hộ lương thực toàn cầu sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (U-crai-na).

Các nhà chức trách đang tích cực xem xét dỡ bỏ hạn chế đối với một số loại gạo xuất khẩu do giá trong nước ổn định.

Do Ấn Độ chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu của toàn cầu, bất kỳ sự nới lỏng hạn chế xuất khẩu nào của nước này cũng có thể sẽ hạ nhiệt giá tiêu chuẩn ở châu Á, vốn đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ giữa năm 2021. Động thái này đang được thảo luận khi những lo ngại về lạm phát giá lương thực đã giảm bớt.

Ấn Độ áp thuế 20% đối với các lô hàng gạo trắng và gạo lứt vào tháng 9/2022, đồng thời cấm bán gạo tấm ra nước ngoài. Các hạn chế, áp dụng cho khoảng 60% lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ, được đưa ra ngoài các hạn chế đối với việc bán lúa mỳ và đường.

Khi chủ nghĩa bảo hộ lương thực toàn cầu đang gia tăng có nguy cơ làm lạm phát tồi tệ hơn, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo kêu gọi chính phủ loại bỏ một số hạn chế đối với xuất khẩu do nguồn cung trong nước tăng nhờ gió mùa.

Chủ tịch tập đoàn công nghiệp B.V. Krishna Rao xin phép được vận chuyển ít nhất 1 triệu tấn gạo tấm và yêu cầu loại bỏ thuế 20% đối với gạo trắng xuất khẩu.

Các quan chức cũng đang xem xét bán khoảng 2 triệu tấn lúa mỳ từ kho dự trữ nhà nước tại thị trường địa phương để kiểm soát giá, với giá bán cố định cho người dùng bao gồm cả các nhà máy bột mỳ.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE