Ai “vẽ” bức tranh công nghiệp hỗ trợ?

Nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa định hình, một bức tranh chưa được phác thảo, đó là nhận định tại tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam" được tổ chức tại TP.HCM ngày 18/9/2014.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Loang lổ

Theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện nay công nghiệp sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng của Việt Nam còn kém phát triển, chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước, (trong khi các nước trong khu vực đạt từ 40% đến 60%) dẫn đến nhập siêu quá lớn, tác động tiêu cực lên tỷ giá.

Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển đã biến nền công nghiệp trong nước thành nền công nghiệp lắp ráp phụ thuộc với lợi nhuận rất thấp và không bền vững. Theo ước tính của Bộ Công thương, hiện ngành công nghiệp hỗ trợ phụ thuộc vào 80% nguyên liệu nhập khẩu.

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh, công nghiệp hỗ trợ của nước ta hiện ở giai đoạn chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ doanh nghiêp công nghiệp hỗ trợ trên doanh nghiệp công nghiệp chính là 2,07 lần, trong khi Thái Lan là 50 lần. Trong đó, thấp nhất là ngành cơ khí (1,7 lần) và cao nhất là ngành ô tô (5 lần).

Một số chuyên gia cho rằng, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nước ta dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa thể định hướng phát triển nền công nghiệp hỗ trợ do thiếu một tầm nhìn chiến lược. Bức tranh công nghiệp hỗ trợ chưa được hình thành, loang lổ và không có màu sắc chủ đạo. Các ngành sản xuất phần lớn còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu.

Theo ông Hirotaka Yasuzumi Giám đốc điều hành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, hiện tỉ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 32,2% (năm 2012 là 27,9%). Trong đó tỉ lệ cung ứng từ các doanh nghiệp nội địa tại phía Nam mới đạt 14,8%, phía Bắc đạt 11,7%. Đây là tỉ lệ thấp so với tỉ lệ cung ứng của các doanh nghiệp Indonesia, Thái Lan.

Chính sách công nghiệp ô tô thất bại, các ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ chưa đến được với các doanh nghiệp. Đặc biệt thiếu hiểu biết về công nghiệp hỗ trợ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không thể định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ như thế nào, ông Hirotaka Yasuzumi phân tích.

Giờ mới “vẽ”

Ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công thương, cho biết, trong dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2014 Chính phủ đã đưa các nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ thành chương trình quốc gia.

Theo đó, sẽ có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được triển khai đồng bộ ở trung ương và địa phương bao gồm hỗ trợ về mặt công nghệ, quản trị sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, tạo kết nối với khách hàng trong và ngoài nước.

Theo phân tích của ông Hirotaka Yasuzumi, xuất phát từ  nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển là do chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, vốn đầu tư chưa đến được với doanh nghiệp do lãi suất còn cao. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì lãi suất từ 8 đến 15%/năm là quá cao.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức đánh giá tín nhiệm tín dụng thấp thì việc tiếp cận vốn càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, do chưa có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cả về chất và lượng nên trình độ kĩ thuật của doanh nghiệp không được nâng cao, khó thực hiện chuyển giao kĩ thuật. Công tác đào tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ còn xa rời thực tế…

.

Do vậy, theo ông Hirotaka Yasuzumi, để phát triển công nghiệp hỗ trợ về chính sách cần có chế độ vay lãi suất thấp từ 1 đến 3% để thúc đẩy đầu tư. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ nguồn nhân lực để chuyển giao kĩ thuật. Chính sách công nghiệp cần có tính chiến lược và có biện pháp ưu đãi thuế để hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường liên kết với các thị trường lớn. “Để phát triển được công nghiệp hỗ trợ chính phủ phải hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa, thúc đẩy chuyển giao kĩ thuật. Nếu chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI vào công nghiệp hỗ trợ thì không thể kì vọng nhiều vào việc chuyển  giao kĩ thuật hoặc công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển”.

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho một ngành công nghiệp then chốt để đẩy mạnh phát triển, chứ không thể phát triển tràn lan như hiện nay ông Hirotaka Yasuzumi nhấn mạnh.

Về cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hỗ trợ, ông Trương Thanh Hoài cho biết, dự kiến sẽ xây dựng một số trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng tại các vùng kinh  tế trọng điểm để hỗ trợ cácdoanh nghiệp về công nghệ, thiết kế và sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Đồng thời, kiến nghị thành lập quỹ đầu tư để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về hạ tầng.

Các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về hạ tầng sẽ được đưa trực tiếp vào Nghị định. Các thủ tục xét ưu đãi sẽ được phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố xét duyệt đối với các dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Các doanh nghiệp Nhật Bản đều nằm trong các nghiệp đoàn, và nghiệp đoàn này kết hợp với Bộ Kinh tế và phát triển Nhật Bản, qua đó Nhà nước nắm bắt được xu hướng phát triển của các doanh nghiệp để có chính sách điều chỉnh kịp thời phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp, ông Hirotaka Yasuzumi cho biết.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) - Hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024.

Chat với BizLIVE