ADB: Việt Nam có thể nâng quy mô riêng gói hỗ trợ tài khóa lên 5-7% GDP

Theo ADB, trong khi các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan có các gói kích thích tương đối lớn, chiếm trên 15% GDP, thì quy mô gói kích thích của Việt Nam còn khá khiêm tốn (khoảng 2,2% GDP) nên có thể nâng lên 5-7% GDP. 
Ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Việt Nam phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Quốc hội
Ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Việt Nam phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Quốc hội
Số liệu trên được ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Việt Nam nêu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững sáng nay (5/12).
Nhật Bản, Singapore, Thái Lan tung gói kích thích trên 15% GDP
Theo đánh giá của ADB, năm 2021, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã khiến phần lớn các nước châu Á tăng trưởng chậm lại so với các nước phương Tây do dịch bệnh tái bùng phát trong khi tốc độ tiêm chủng còn chậm khiến các quốc gia trong khu vực phải áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội gây gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người dân.
Trong bối cảnh đó, chính phủ nhiều nước ở châu Á đã sử dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ nhằm chống lại suy thoái kinh tế, an sinh xã hội và tạo việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, quy mô các gói hỗ trợ tài khóa trong khu vực có sự phân biệt do tiềm lực kinh tế và không gian tài khóa của mỗi quốc gia cũng như mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Các nước Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan có các gói kích thích tương đối lớn, chiếm trên 15% GDP, trong khi các nước còn lại quy mô các gói kích thích khiêm tốn hơn.
Việc thực hiện các gói kích thích kinh tế đã khiến các nước đối mặt với bội chi và ngân sách tăng cao, một số nước đã phải áp dụng việc nới lỏng trần nợ công để ứng phó với đại dịch, gần đây nhất là Thái Lan đã nâng trần nợ công từ 60% lên 70% GDP.
ADB: Việt Nam có thể nâng quy mô riêng gói hỗ trợ tài khóa lên 5-7% GDP ảnh 1
(So với GDP; Nguồn số liệu: ADB)
Về đối tượng trọng tâm của các gói hỗ trợ tài khóa, hầu hết các nước đều tập trung nguồn lực, ưu tiên trước nhất vào hỗ trợ hệ thống y tế đối phó với dịch bệnh; tiếp đến là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, mở rộng bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội giúp giảm tổn thất, hỗ trợ sinh kế, đặc biệt cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Các gói này cũng hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong các khu vực bị ảnh hưởng, bảo vệ và tạo việc làm, tái phân bổ nguồn lực hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19; tăng đầu tư công nhằm hỗ trợ tổng cầu, tăng năng suất, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp;
Ngoài ra, các gói hỗ trợ cũng ưu tiên cho xây dựng các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa như các cung cấp các phiếu mua hàng (Singapore, Malaysia, Trung Quốc), xây dựng các chương trình Go to Eat, Go to Travel (Nhật Bản)…, miễn, giảm thuế VAT (Trung Quốc, Hàn Quốc, Kazakhstan)...
Về các biện pháp tài khóa, hầu hết các nước đều tăng cường chi ngân sách hỗ trợ (16/16 nước thống kê), kết hợp miễn, giảm, hoãn, gia hạn nộp thuế, phí các loại (15/16 nước thống kê), nhiều nước cũng có hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện pháp hỗ trợ lãi vay, thanh khoản, bảo lãnh (trên dưới 10 nước/16 nước thống kê). 
ADB cho biết, nhìn vào gói hỗ trợ của các nước trong khu vực có thể thấy các khoản chi dành cho lĩnh vực y tế, sức khỏe và hỗ trợ thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của gói kích thích tài khóa. Theo đó, hỗ trợ thu nhập trực tiếp chiếm tới 48,5% trong gói hỗ trợ trị giá khoảng 3,1 nghìn tỷ USD của các nước đang phát triển châu Á.
Theo ILO, trong số 133 biện pháp bảo vệ để đối phó với đại dịch COVID-19 tính đến giữa tháng 5/2021 của các nước ASEAN; các biện pháp bảo trợ xã hội, trợ cấp và trợ cấp đặc biệt (như chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp) chiếm phần lớn nhất (20,3%) theo sau bởi các biện pháp bảo vệ thu nhập và việc làm (15,8%). 
Bên cạnh đó, hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp cũng rất đa dạng, từ trợ cấp, hỗ trợ thanh khoản (bơm vốn, bảo lãnh tín dụng; kéo dài thời gian áp dụng bảo lãnh….); đến miễn giảm, cho phép giãn, hoãn khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuế đất, thuê đất, các khoản đóng góp an sinh xã hội; không phạt các khoản nộp trả chậm; nhiều nước giảm phí nhiên liệu bay, phí sân bay, bến cảng, nhà ga…
Nhìn chung các biện pháp hỗ trợ gián tiếp hướng nhiều hơn đến hỗ trợ thanh khoản (như đảm bảo khoản vay) hơn là hỗ trợ khả năng thanh toán (như bơm vốn chủ sở hữu), và thường dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhìn vào cơ cấu các biện pháp tài khóa, có thể thấy ngoài một số ít quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ thì đa phần các nước đều phải dựa phần nhiều vào các biện pháp tài khóa trực tiếp (tăng chi hỗ trợ, miễn giảm hoãn thuế) hơn là các hình thức hỗ trợ gián tiếp thông qua các khoản vay lãi suất thấp, cấp vốn, bảo lãnh.
ADB: Việt Nam có thể nâng quy mô riêng gói hỗ trợ tài khóa lên 5-7% GDP ảnh 2
Nguồn số liệu: IMF, Fiscal Policies Database
Về thời gian, nhịp độ của chính sách tài khóa, một số nước đã bổ sung ngân sách nhiều lần hoặc tung ra các gói kích thích mới khi nền kinh tế vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng xấu bởi đại dịch COVID (Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…). Đồng thời các biện pháp hỗ trợ cũng được gia hạn thêm thời gian đủ dài để có thể thực sự đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, thường là đến giữa năm 2022 hoặc hết năm 2023.
Đáng lưu ý là năm 2021 chứng kiến sự khác biệt về nhịp độ tài khóa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á. Chẳng hạn lập trường chính sách tài khóa của Trung Quốc đã chuyển sang thu hẹp hơn trong năm tài khóa 2021, Nhật Bản cũng được đánh giá là ít mở rộng hơn so với một năm trước, trong khi Hàn Quốc có tăng lãi suất chính sách nhưng vẫn giữ chính sách tài khóa mở rộng để tiếp tục cung cấp hỗ trợ các lĩnh vực khó khăn của nền kinh tế.
Trong khi đó, các nền kinh tế ASEAN đang có mức tăng trưởng yếu hơn dự kiến do diễn biến phức tạp của đại dịch đã phải duy trì lập trường mở rộng tài khóa như Philippines, Thái Lan... Tính chung cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hỗ trợ của Chính phủ giảm từ mức trung bình 7,7% GDP vào năm 2020 xuống còn khoảng 4,9% vào năm 2021.
Cũng theo ADB, các nước đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong ứng phó với những tác động bất lợi từ đại dịch COVID-19. 
Theo đó, để tạo nguồn tài chính rẻ hơn cho các biện pháp cứu trợ COVID-19 của Chính phủ, một số nước như Hàn Quốc, Indonesia , Philippines cho phép Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu Chính phủ từ thị trường sơ cấp/ thứ cấp.
Ở chiều ngược lại, một số nước thông qua NHTW hỗ trợ nguồn tài chính với lãi suất ưu đãi cho các tổ chức tín dụng để thực hiện công cụ tài chính chuyển nhượng và thỏa thuận mua lại tài sản.
Sự phối hợp chính sách còn được thể hiện rõ nét hơn trong việc hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng thông qua cơ chế bảo lãnh của chính phủ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…). Trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp khi lãi suất đã ở mức rất thấp , áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng thì vai trò của chính sách tài khoá càng được gia tăng, trong khi chính sách tiền tệ đóng vai trò hỗ trợ.
Việt Nam có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn và nợ công tăng
Từ kinh nghiệm của các nước châu Á trong việc thực hiện các biện pháp tài khóa ứng phó với đại dịch COVID-19, ADB cho rằng Việt Nam có thể rút ra một số bài học và hàm ý chính sách. 
Thứ nhất, do khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ dịch bệnh Covid-19 mà không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính nên về phương diện lý luận cũng như thực tiễn thì để xử lý triệt để thì các giải pháp chuyên môn về y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ.
"Chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo song vẫn cần có sự kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ, để tạo ra các nguồn lực tốt nhất hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm hồi phục và phát triển", ADB nêu.
Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; dư địa tài khóa được củng cố trong các năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo, trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên về dài hạn hơn, khi nền kinh tế đã dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi NSNN để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3-5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.
Thứ ba, các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng không kém phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi. Điều quan trọng là cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn (gói ngân sách hỗ trợ cho nền kinh tế hiện mới chưa đến 3% GDP nên có thể nâng lên khoảng 5% - 7% GDP) đáp ứng các tiêu chí kịp thời, đúng đối tượng, đủ dài, đủ bao trùm để mang lại hiệu quả như mong đợi.
Trong ngắn hạn, mục tiêu của gói hỗ trợ tài khóa là kiềm chế đại dịch, giảm thiểu tác động về y tế và kinh tế nên sẽ cần dành ưu tiên cho chi tiêu y tế, đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân và người lao động, hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp hướng vào các ngành lan tỏa và các doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh sau đại dịch; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó các khoản trợ cấp trực tiếp vẫn đóng vai trò quan trọng.
Về dài hạn với mục tiêu hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, các biện pháp tài khóa trong giai đoạn này cần chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, từ hỗ trợ về tài chính sang hỗ trợ về cơ chế, từ hỗ trợ số nhiều sang số ít các đối tượng còn chịu ảnh hưởng lâu dài của đại dịch, hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, bền vững.
Thứ tư, đầu tư công tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế  giai đoạn hậu COVID-19. Vì vậy, cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công như một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022-2023.
Cuối cùng, trong việc triển khai các thực hiện các giải pháp về y tế cũng như kinh tế, cần có sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ quốc tế, giữa các nước, các khu vực với nhau cũng như các tổ chức quốc tế, đặc biệt là khi chuyển sang giai đoạn bình thường mới.
"Việc phân hóa về quy mô của các gói hỗ trợ càng cho thấy nhu cầu về nâng cao hợp tác và đoàn kết trong khu vực để thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn bộ châu Á", ADB nhận định. 

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE