89% doanh nghiệp FDI gặp khó nếu từ chối chi “hoa hồng”

Theo báo cáo về PCI 2015, việc nhũng nhiễu trong thủ tục hành chính, văn hóa chi trả "hoa hồng" là những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp FDI ngại đầu tư vào Việt Nam.  
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bất ổn vĩ mô, “hạch sách” thủ tục
Trong báo cáo về PCI 2015, về xếp hạng môi trường kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều cho rằng Việt Nam là một điểm đến rất an toàn. Cụ thể, 65% doanh nghiệp FDI tin rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam có ít rủi ro hơn các quốc gia cạnh tranh, 30% cho rằng Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác. Chỉ có 5% doanh nghiệp FDI cho rằng năm nay Việt Nam có nhiều rủi ro hơn.
Có 2 loại rủi ro chính mà các doanh nghiệp FDI quan tâm là rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro về các quy định do những thay đổi về quy định hoặc thuế khiến lợi nhuận kinh doanh của họ bị giảm sút. 
Thứ nhất, về rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô, khảo sát cho thấy có gần 80% doanh nghiệp FDI chọn rủi ro này là một trong 3 mối quan tâm lớn nhất của họ. Theo đó, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô đến từ những thay đổi về nền tài chính quốc tế hoặc trong nước. Kết quả này cũng tái hiện mối lo ngại vốn đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam từ khi cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế giai đoạn 2009-2010. 
Thứ hai, rủi ro về các quy định do những thay đổi về quy định hoặc thuế khiến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp FDI giảm sút cũng đang trở nên nghiêm trọng. Trong các năm 2013 và 2015, rủi ro về quy định là mối quan ngại lớn ngang hàng với việc thực thi các điều khoản trong hợp đồng, đình công của người lao động và nguy cơ phá sản. 
Các phân tích sâu hơn cho thấy, nguyên nhân chính của những quan ngại này lại không đến từ các yêu cầu khi gia nhập thị trường, mà từ chính các gánh nặng quy định khi vận hành doanh nghiệp, và các cuộc thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý.
Theo đó, khoảng 70% số lượng các doanh nghiệp FDI cho biết họ phải bỏ ra trên 5% quỹ thời gian trong năm để giải quyết các thủ tục hành chính. Vẫn còn một lượng nhỏ các doanh nghiệp FDI bị sách nhiễu trên 10 lần thanh tra/năm. 
“Những quan ngại này khiến nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong tình trạng cảnh giác, dè chừng”, báo cáo nhận định.
Tốn kém với "văn hóa hoa hồng" 
Báo cáo cũng chỉ ra rằng chi phí thực sự của tham nhũng không chỉ bao gồm các khoản bôi trơn trực tiếp, mà còn bao gồm hiệu quả mất đi khi nhà thầu được chọn lựa không dựa trên năng lực thực chất. 
Khoảng 29% các doanh nghiệp FDI thừa nhận rằng họ đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư và 25% trả "hoa hồng" khi cạnh tranh giành hợp đồng của cơ quan nhà nước. 
Đáng chú ý, có đến 89% doanh nghiệp FDI trả lời họ ít nhiều gặp bất lợi trong quá trình đấu thầu nếu họ từ chối chi tiền "hoa hồng". 
Kết quả này cho thấy “văn hóa chi trả hoa hồng” trong ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thể cản trở việc lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, dẫn đến chi phí cao hơn và chất lượng kém hơn, khảo sát cho biết. 
Cũng theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI, tình trạng tham nhũng trong năm 2014 có xu hướng gia tăng đáng kể. Cụ thể, 59% doanh nghiệp đã chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan, 66% doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước sử dụng việc giám sát tuân thủ pháp luật để đòi hỏi chi phí không chính thức.
Có tới 23% doanh nghiệp không sử dụng tòa án khi có tranh chấp vì họ quan ngại về tình trạng “chạy án” trong quá trình giải quyết. 
Cũng theo đó, các chi phí không chính thức vẫn duy trì ở mức cao. 39% doanh nghiệp cho biết tổng chi phí không chính thức của họ hơn 1% thu nhập mỗi năm. 
Và cách doanh nghiệp FDI đối phó 
Nhằm đối phó với những vấn đề này, các doanh nghiệp FDI đã xây dựng cho mình một loạt các chiến lược. Ngoài việc thay đổi hình thức kinh doanh (chuyển từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài), các doanh nghiệp còn có thể sử dụng công nghệ không thể sao chép hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất phức tạp của mình sang nhiều nước sao cho một thành phẩm sẽ không được sản xuất tại một cơ sở duy nhất. 
Bên cạnh đó, biện pháp tự bảo vệ doanh nghiệp thông qua các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng như sử dụng trọng tài quốc tế, trọng tài trong nước hay khiếu nại tới quan chức địa phương cũng được doanh nghiệp FDI sử dụng phổ biến. 

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

Dự án khách sạn của T&T Group tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hải Dương vừa chính thức trở thành 1 trong 43 khách sạn mang thương hiệu Wyndham tại Việt Nam và là khách sạn duy nhất tại Hải Dương được vận hành quản lý bởi Wyndham Hotels & Resorts - đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành khách sạn uy tín trên toàn cầu.

BB Power Holdings của ông Vũ Quang Bảo lỗ "khủng" hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Power Holdings báo lỗ hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Powr Holding - thành viên BB Group thuộc sở hữu của ông Vũ Quang Bảo báo lỗ hơn 739 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là mức lỗ "khủng" nhất của công ty chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng này trong 3 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE