373 triệu người Trung Quốc đang phải chịu hạn chế đi lại để ngăn COVID-19 lây lan mạnh

Thành phố Thượng Hải đã hoàn toàn bị phong tỏa trong vòng 2 tuần, dù rằng nhiều người dân thực ra đã phải ở nhà trong khoảng thời gian dài hơn.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc hiện đang đương đầu với đợt dịch COVID-19 bùng phát tồi tệ nhất trong 2 năm, số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt tại ngày một nhiều thành phố, đồng thời không có nhiều dấu hiệu cho thấy đợt bùng dịch tại Thượng Hải sớm được giải quyết, hàng chục triệu người dân Trung Quốc tại Thượng Hải hiện đang bị phong tỏa, cấm mọi hoạt động đi lại.

Theo Bloomberg, làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện tại bắt đầu từ cuối tháng 2/2022, các biện pháp phong tỏa tại Thâm Quyến và một số thành phố khác đã ngăn chặn được sự lây lan của biến chủng Omicron, chính vì vậy các thành phố có thể mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, nhiều nơi khác vẫn chứng kiến các đợt bùng dịch, vì vậy giới chức địa phương buộc phải cố gắng hạn chế tình trạng lây nhiễm trước khi nó lên đến mức khủng hoảng như Thượng Hải. Trong khoảng hơn 1 tuần qua, số lượng ca nhiễm mới COVID-19 tại Thượng Hải đã vượt mức 20.000 ca/ngày.

Thành phố Thượng Hải đã hoàn toàn bị phong tỏa trong vòng 2 tuần, dù rằng nhiều người dân thực ra đã phải ở nhà trong khoảng thời gian dài hơn. Trên khắp đất nước Trung Quốc, ước tính khoảng 373 triệu người, tức khoảng ¼ dân số, hiện đang chịu các biện pháp hạn chế đi lại ở các mức độ khác nhau khi mà giới chức nhiều tỉnh thành quyết ngăn chặn COVID-19 lây lan, theo tính toán của Nomura Holdings.

Các biện pháp trên cũng như các chính sách đi kèm gây tổn hại nghiêm trọng đến tiêu dùng người dân, sản lượng công nghiệp và chuỗi cung ứng, nó gây ra tác động nặng nề lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các biện pháp phong tỏa sẽ chỉ khiến cho mức độ thiệt hại trở nên nặng nề hơn.

Vào đầu tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chính sách không COVID-19 bất chấp những khó khăn phải đương đầu và nhiều phản ứng của người dân với các biện pháp hạn chế đi lại. Chính phủ Trung Quốc quan niệm rằng thiệt hại từ việc áp dụng các biện pháp này thấp hơn so với việc để virus lây lan mất kiểm soát trên khắp Trung Quốc.

Tình trạng lây nhiễm COVID-19 tại thành phố Tô Châu đang tăng lên, chính quyền địa phương đã phải phong tỏa thành phố Kunshan vào tuần trước. Thực tế này dẫn đến tình trạng gián đoạn sản xuất tại nhà máy của ít nhất 30 doanh nghiệp công nghệ Đài Loan tại đây, trong đó phải kể đến hãng lắp ráp iPhone Pegatron Corp.

Vào đầu tuần này, chính quyền thành phố Tô Châu cho biết thành phố này không hề có kế hoạch áp dụng các biện pháp phong tỏa, họ cố gắng làm dịu sự phẫn nộ của những người dân bắt đầu tích trữ thực phẩm để phòng trừ cho khả năng họ bất ngờ bị phong tỏa ở nhà.

Chính quyền thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, cũng bắt đầu tăng cường các biện pháp kiểm soát đi lại trong tuần này, giờ đây đã phong tỏa 6 quận nơi khoảng 5,3 triệu người sinh sống.

Chính quyền đại thành phố Quảng Châu – Trung Quốc hiện vẫn đang tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát để ngăn sự lây lan của biến chủng omicron, hoãn các lớp học trực tuyến cho học sinh tiểu học và học sinh trung học, đóng cửa nhiều khu vực tàu điện ngầm và các khu vực sinh hoạt trong nhà. Trong tuần qua, Trung Quốc đã phát hiện hơn 130 trường hợp, tuy nhiên giới chức y tế đã cảnh báo về khả năng COVID-19 lây lan mạnh.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE