30% công nhân lao động luôn trong tình trạng khó khăn vì thu nhập thấp

"Nhiều công nhân lao động còn phải cắm sổ BHXH, CMND để đi vay tiền chỉ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, mua gạo…", TS. Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết.
TS. Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
TS. Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tại Tọa đàm “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức, TS. Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tiền lương là mối quan tâm của mọi người lao động.

Về cách tính tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay, về cơ sở pháp lý, Bộ luật Lao động điều 91 quy định rõ mức lương tối thiểu trả thấp nhất cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán, thương lượng mức lương thực tế.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Tiến, hiện nay, khả năng đàm phán của người công nhân rất thấp, hầu như không có, trong khi người sử dụng lao động lại đưa ra lý do mức lương căn cứ lương tối thiểu vùng cộng thêm 5,7% để trả cho người lao động. Đây thường là căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động phổ thông, còn lãnh đạo, quản lý có thể có mức lương khác.

Theo ông Vũ Minh Tiến, với phần lớn công nhân, theo điều tra, 30% công nhân vì thu nhập quá thấp luôn trong tình trạng khó khăn, túng thiếu. Đối với họ, đa phần đều không có tiền tích luỹ, nhà ở, cùng với đó là ốm đau bệnh tật, đóng học cho con phải đi vay tiền.

"Nhiều công nhân lao động còn phải cắm sổ BHXH, CMND để đi vay tiền chỉ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, mua gạo…", ông Tiến cho biết.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nhận định, tiền lương tối thiểu là mức thấp nhất được luật hóa để cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm việc giản đơn trong điều kiện làm việc bình thường, là sàn thấp nhất, lưới bao phủ thấp nhất, doanh nghiệp không có quyền trả thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tiền lương đủ sống là khả năng tiền lương bù đắp các bao phủ tất cả những chi phí cần thiết trong ngân sách cần thiết của người lao động và gia đình họ là ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, an sinh xã hội, phát triển nhân lực và hòa nhập xã hội. Mức sống đó phải được điều chỉnh theo sự phát triển kinh tế.

Mức lương đủ sống phụ thuộc vào quy mô của hộ gia đình, bao gồm số trẻ em trong hộ gia đình và độ tuổi, chi phí của bố mẹ và con cái, thuộc khu vực sinh sống, nhóm ngành nghề làm việc.

Như vậy mức lương đủ sống cho biết khả năng bảo đảm các chi phí cần thiết của người lao động và gia đình họ.

"Trong thực tiễn, chưa nhiều Chính phủ chuyển từ kiểm soát lương tối thiểu sang lương đủ sống. Để lương tối thiểu đảm bảo đủ sống thì phải nhanh chóng thực hiện lương tối thiểu giờ. Hiện nay trong thị trường lao động, một người lao động có thể đóng các vai khác nhau, chúng ta cứ căn cứ vào việc người lao động phải có hợp đồng lao động thì đẩy người yếu thế ra khỏi lưới an sinh. Do vậy, rất cần nhanh chóng ban hành luật Lương tối thiểu", PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương nhận định.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Hà Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty may liên doanh Plummy cho biết, mức thu nhập tối thiểu tại doanh nghiệp này ở thời điểm hiện tại khoảng 5,32 triệu đồng/tháng. So mức lương tối thiểu vùng 2 năm trước người lao động có thể tiết kiệm chi tiêu, và có thể dự phòng.

Tuy nhiên, người lao động làm việc tại các doanh thường xuyên phải tăng ca đến 6 – 7 giờ tối. Công nhân tại các doanh nghiệp bắt buộc phải gửi con tại các trường tư thục. Do vậy, chi phí cũng sẽ tăng lên. Chưa tính đến kinh phí đi lại, ăn uống.

Tính toán với một gia đình cơ bản (2 vợ chồng, 2 con) thì mức chi phí sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng – tương ứng với thu nhập của 2 vợ chồng, chưa tính đến việc người lao động phải chi trả tiền thuê nhà, khoản chi phát sinh trong cuộc sống.

Bà Hà Thị Phương Anh cho biết, thực tế, mong muốn của người lao động rất nhiều. Nhưng bà mong rằng, sau khi có Nghị định 38 về tăng lương tối thiểu vùng và đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân lao động ngày 12/6, Đảng, Nhà nước, Chính phủ sẽ có giải pháp để tiếp tục tháo gỡ, có chính sách tốt nhất cho người lao động. Để qua đó, người lao động có động lực tiếp tục cùng với lãnh đạo doanh nghiệp, toàn hệ thống chính trị - xã hội góp phần để phát triển nhà máy nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

TS. Vũ Minh Tiến cho rằng để người lao động có mức lương đảm bảo, không bị thiệt thòi, thứ nhất, cần tham khảo người làm trước, các công việc tương tự để tự tin, mạnh dạn đưa ra yêu cầu mức lương tương xứng, bằng hoặc cao hơn công việc tương tự, có thể nhờ người môi giới, hỗ trợ đưa ra yêu cầu.

Thứ hai, tìm hiểu các quy định để yêu cầu về bảo đảm điều kiện lao động, hỗ trợ, trợ cấp, phúc lợi khác… ví dụ Trung tâm giới thiệu giúp việc; câu lạc bộ giúp việc gia đình; Nghiệp đoàn bốc xếp…

Thứ ba, người lao động cần dựa vào hội nhóm, câu lạc bộ, Trung tâm giới thiệu việc làm… và tốt nhất là có tổ chức đại diện khi tham gia đàm phán, xác định tiền lương.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE